Phì đại tuyến tiền liệt là hiện tượng thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Đây không phải là bệnh ung thư và thường không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nhưng nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống. Vậy, phì đại tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết bạn bị phì đại tiền liệt tuyến
Khi bị phì đại tuyến tiền liệt, mỗi bệnh nhân sẽ có những biểu hiện và dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ xảy ra ở đường tiết niệu dưới (gồm bàng quang và niệu đạo), với các dấu hiệu hay gặp là:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, bao gồm cả ban ngày lẫn ban đêm
- Không thể trì hoãn việc đi tiểu (tiểu gấp)
- Khó khăn trong việc đi tiểu (tiểu khó)
- Tia nước tiểu yếu hoặc bị gián đoạn
- Tiểu không hết
- Tiểu không kiểm soát
- Căng thẳng khi đi tiểu, phải rặn nhiều lần mới có thể tiểu được
- .v.v.
Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Ngoài ra, bạn cần cấp cứu ngay lập tức nếu có một hoặc vài triệu chứng sau:
- Không thể đi tiểu dù bàng quang đã đầy
- Đau hoặc sưng ở bụng dưới
- Sốt, ớn lạnh
- Buồn nôn, nôn mửa
Phì đại tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Phì đại tuyến tiền liệt không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Bởi:
- Nó không phải là bệnh ung thư
- Phần lớn đàn ông trên 50 tuổi đều gặp hiện tượng này
- Đây chính là giai đoạn tăng trưởng bình thường thứ 2 của tuyến tiền liệt khi một người đàn ông già đi.
Tuyến tiền liệt có 2 giai đoạn phát triển về kích thước, giai đoạn 1 là ở tuổi dậy thì, giai đoạn 2 bắt đầu vào khoảng năm 25 tuổi và tiếp tục trong phần lớn quãng đời còn lại. Tuy nhiên, ở một số đàn ông, tuyến tiền liệt lại phát triển quá mức, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, gây ra một số vấn đề liên quan đến tiết niệu.
Các biến chứng nguy hiểm của phì đại tuyến tiền liệt
Bí tiểu
Biến chứng thường gặp nhất và phải nhập viện của phì đại tuyến tiền liệt chính là bí tiểu cấp tính. Đây là một biến chứng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bởi nhiều biến chứng khác của phì đại tuyến tiền liệt chính là do các biến chứng của bí tiểu gây nên, như: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quan, tiểu máu, tổn thương thành bàng quang và thận.
Bí tiểu là tình trạng người bệnh không thể đi tiểu được. Bí tiểu được chia thành bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính.
- Bí tiểu cấp tính khởi phát đột ngột và đau đớn do bàng quang căng quá mức, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức giống như đau đẻ. Khi nhập viện, đa phần bệnh nhân được cấp cứu với thể tích bàng quang lớn (500 ml đến 1 lít).
- Bí tiểu mãn tính không gây đau đơn do khởi phát chậm, xảy ra từ từ khi bệnh nhân đi tiểu mà không tiểu được hết. Bàng quang ở bệnh nhân bí tiểu mãn tính có thể tích lớn hơn bí tiểu cấp tích, từ 450 ml đến 4,5 lít.
Tiểu ra máu
Tiểu ra máu được công nhận là một biến chứng của phì đại tuyến tiền liệt. Nó xảy ra khi các mạch máu bên trong tuyến bị phá vỡ bởi áp lực do các hoạt động thể chất, hoặc do các cục máu đông.
Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là biến chứng gặp ở 25-30% đàn ông bị phì đại tuyến tiền liệt.
Biểu hiện lâm sàng của biến chứng là đi tiểu ra máu, đau bụng, bí tiểu thứ phát do tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu và có dấu hiệu nhiễm trùng huyết ở những trường hợp nặng.
Xơ hóa thành bàng quang
Xơ hóa thành bàng quang được báo cáo là một biến chứng khác của phì đại tuyến tiền liệt, xảy ra do sự lắng đọng protein collagen và các thành phần khác.
Tổn thương thận
Suy thận cấp cũng là một biến chứng của phì đại tuyến tiền liệt, xảy ra sau khi bệnh nhân bị tắc nghẽn niệu quản.
Suy thận mãn tính cũng có thể phát triển ở những bệnh nhân bị phì đại. Suy thận mãn tính được định nghĩa là mức lọc cầu thận (GFR) dưới 60 ml mỗi phút trên 1,73 m 2 trong 3 tháng trở lên.
Tiểu không tự chủ
Phì đại tuyến tiền liệt không phải lúc nào cũng được công nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới. Nhưng nó đã được chứng minh là có liên quan tới hội chứng bàng quang bị kích thích quá mức, gây ra tiểu không tự chủ.
Rối loạn cương dương
Một số nghiên cứu dịch tế học đã chỉ ra mối liên hệ giữa rối loạn cương dương và phì đại tuyến tiền liệt. Rối loạn cương dương phổ biến hơn ở nam giới bị phì đại và có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ nghiêm trọng của nó.
Ngoài ra trong quá trình điều trị phì đại tuyến tiền liệt, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ của các thuốc điều trị
Hạn chế ảnh hưởng của phì đại tiền liệt tuyến thế nào?
Phì đại tuyến tiền liệt không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng và hầu hết bệnh nhân đều không phải điều trị nếu các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. bạn nên đi khám bác sĩ khoa tiết niệu để nhận được các lời khuyên về điều trị.
Lựa chọn điều trị phì đại tuyến tiền liệt gồm:
- Thay đổi lối sống
- Thuốc
- Phẫu thuật
Bác sĩ sau khi thăm khám, sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chỉ định phương pháp điều trị.
Thay đổi lối sống
Việc thay đổi lối sống có thể làm giảm cả các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt nhẹ hoặc hơi khó chịu. Thay đổi lối sống có thể bao gồm:
- Thay đổi thói quen uống nước
- Tránh hoặc giảm lượng đồ uống chứa caffein và rượu
- Tránh hoặc theo dõi việc sử dụng các loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm và thuốc lợi tiểu
- Đào tạo bàng quang để giữ nước tiểu nhiều hơn trong thời gian dài
- Tập luyện cơ sàn chậu
Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà đúng cách
Thuốc
Một số loại thuốc được kê nhằm ngăn chặn sự phát triển hoặc thu nhỏ tuyến tiền liệt, từ đó làm giảm các triệu chứng liên quan. Một số loại thuốc có sẵn trong điều trị là:
- Thuốc chẹn alpha
- Các chất ức chế 5-Alpha Reductase
- Các chất ức chế Phosphodiesterase-5
- Thuốc kết hợp
Phẫu thuật
Có 2 phương pháp chính để phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt:
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
- Phẫu thuật xâm lấn
Với mỗi phương pháp lại có các kỹ thuật thực hiện khác nhau. Bác sĩ sẽ xem xét đánh giá tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân để chỉ định phương pháp thích hợp.
Sau phẫu thuật, bạn cũng có thể sử dụng thêm Vương Bảo để phòng ngừa bệnh tái phát.
>> Xem thêm: Mổ u xơ tuyến tiền liệt – Những điều cần biết
Kết luận: Phì đại tuyến tiền liệt không phải là bệnh ung thư và không quá nguy hiểm. Vì thế bạn không nên quá lo lắng nếu bị chẩn đoán mắc bệnh.
Phì đại tuyến tiền liệt có thể được cải thiện hoàn toàn. Bạn chỉ cần tuân thủ và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng thêm Vương Bảo – Một sản phẩm hỗ trợ giảm kích thước tuyến tiền liệt được kiểm chứng về độ uy tín, minh bạch và chất lượng.
Mọi vấn đề còn thắc mắc, để được chuyên gia giải đáp, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới hotline 1800.1258.