Đi tiểu đêm nhiều lần không chỉ gây mất ngủ, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Vậy làm thế nào để khắc phục chứng tiểu đêm hiệu quả? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tiểu đêm có điều trị được không?
Tiểm đêm có thể điều trị được. Tuy nhiên, cách khắc phục và hiệu quả sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Cụ thể:
Nguyên nhân sinh lý: Uống nhiều nước, mang thai, lo âu, căng thẳng, sử dụng thuốc lợi tiểu… Các trường hợp tiểu đêm do nguyên nhân sinh lý, chỉ cần điều chỉnh lối sống và sinh hoạt đúng thì tình trạng sẽ được cải thiện hoàn toàn.
Nguyên nhân bệnh lý: Tăng sản tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, dị vật đường tiết niệu, tiểu đường tuýp II… Trong trường hợp này, cần điều trị tận gốc căn nguyên. Nếu phát hiện sớm, bệnh lý có thể chữa khỏi và chứng tiểu đêm cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên với các bệnh mạn tính như tiểu đường hay bệnh tuyến tiền liệt việc điều trị sẽ giúp kiểm soát, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Khi nào tiểu đêm cần điều trị, khi nào không?
Tiểu đêm không cần điều trị nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng và không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, vì đây là phản ứng sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, nếu tiểu đêm gây mất ngủ, mệt mỏi hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sống, bạn nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp.
Đặc biệt, nếu tiểu đêm đi kèm các triệu chứng bất thường như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu ra máu,… cần thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn.
Các khắc phục bệnh đi tiểu đêm
Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tiểu đêm bạn có thể tham khảo:
Phương pháp tại nhà
Những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và luyện tập có thể giúp giảm tần suất đi tiểu ban đêm, đồng thời hỗ trợ bàng quang hoạt động tốt hơn. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
- Thay đổi thói quen đi tiểu: Nên đi tiểu ít nhất 3 đến 4 giờ một lần và không nên nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu lâu có thể khiến cơ bàng quang suy yếu, giảm khả năng giữ nước tiểu. Ngoài ra, nên tiểu trước khi đi ngủ để làm trống bàng quang, hạn chế phải thức dậy đi tiểu trong đêm.
- Uống nước đúng cách: Uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ, đặc biệt là trà, cà phê, rượu bia và nước ngọt có gas.
- Điều chỉnh thời gian uống thuốc lợi tiểu: Nếu dùng thuốc lợi tiểu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang uống vào buổi chiều thay vì tối.
- Tập Kegels: Các bài tập kegels tăng cường cơ sàn chậu giúp kiểm soát bàng quang tốt hơn, giảm tình trạng tiểu đêm.
- Phòng tránh táo bón: Các chất cặn bã tích tụ do táo bón có thể tạo áp lực lên bàng quang, gây ra tình trạng tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu nhiều lần,… Bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp hạn chế tình trạng này.
- Kiểm soát cân nặng: Trường hợp bị bàng quang tăng hoạt, giảm cân có thể giúp vùng bụng giảm áp lực lên bàng quang, cải thiện chứng tiểu đêm.

Dùng thuốc
Hiện nay, một số loại thuốc được chấp thuận để điều trị chứng tiểu đêm, giúp giảm triệu chứng nhưng không thể chữa tận gốc nguyên nhân. Các nhóm thuốc phổ biến gồm:
- Thuốc kháng cholinergic: Giúp kiểm soát co thắt bàng quang.
- Thuốc lợi tiểu: Hỗ trợ điều hòa quá trình bài tiết nước tiểu.
- Thuốc chống bài niệu (desmopressin): Giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm.
Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây tiểu đêm, bác sĩ có thể kê thêm:
- Thuốc chẹn alpha, ức chế 5-Alpha Reductase, chất ức chế phosphodiesterase-5 để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt.
- Thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân là viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Thuốc kiểm soát đường huyết dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) để hỗ trợ điều trị. Các sản phẩm này thường có thành phần thảo dược, an toàn, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc, công dụng trước khi sử dụng.
Với bệnh nhân trung và cao tuổi bị tiểu đêm hoặc bệnh nhân bị tiểu đêm do u xơ tiền liệt tuyến, viên uống Vương Bảo sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Đây là sản phẩm chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp bộ của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện dược liệu TW), có công dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới trung và cao tuổi, nam giới có u xơ tiền liệt tuyến
Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW và có mặt gần 10 năm trên thị trường. Theo khảo sát, sản phẩm nhận được sự hài lòng từ 93,5% khách hàng sử dụng (theo một khảo sát của Thời báo kinh tế Việt Nam).
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp, nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật để khắc phục nguyên nhân gây tiểu đêm. Các phương pháp phẫu thuật thường áp dụng gồm:
- Phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến: Giúp cải thiện tình trạng chèn ép bàng quang, giảm triệu chứng tiểu đêm.
- Phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu: Loại bỏ sỏi gây cản trở dòng chảy nước tiểu, giảm kích thích bàng quang.
- Phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt: Giúp kiểm soát co bóp bàng quang bất thường, hạn chế tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
Các phương pháp điều trị khác
Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, tùy thuộc từng nguyên nhân mà bệnh nhân còn có thêm nhiều lựa chọn điều trị khác, chẳng hạn:
- Kích thích điện để co cơ sàn chậu, khắc phục tình trạng bàng quàng tăng hoạt
- Cấy ghép tuyến tụy để điều trị tiểu đường type 1.
- Giải phẫu bọng đái để điều trị tiểu đường type 2.
- Châm cứu để làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt
- .v.v.
Tổng kết
Tiểu đêm là tình trạng phổ biến, có thể do yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý. Để cải thiện hiệu quả, quan trọng nhất là xác định đúng nguyên nhân và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Quá trình điều trị có thể kéo dài, vì vậy người bệnh cần kiên trì, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và không bỏ dở giữa chừng.
Mọi vấn đề còn thắc mắc về tiểu đêm cũng như sản phẩm Vương Bảo, vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1258 (miễn cước) để được hỗ trợ nhanh nhất.
Khoảng 3 ngày nay em bị đi tiểu nhiều lần, tiểu rất ít tiểu xong là bị buốt và hơi rát. Không biết em bị làm sao?
Chào chị Linh!
Triệu chứng của chị có thể do Viêm đường tiết niệu gây ra chị nhé! Niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương gây các triệu chứng như: tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ hoặc màu nước tiểu bất thường.
Với tình trạng này chị nên đi khám và điều trị theo đơn, đồng thời lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Cần hỗ trợ thêm chị vui lòng gọi tới tổng đài miễn cước 18001258 trong giờ hành chính để được hỗ trợ
Chúc chị mau khỏe!
alo, em năm nay 29 tuổi nhưng đêm nào cũng đi đái, thường là 1 lần, nhiều thì 2 lần, có cách nào chữa dứt điểm không đi đái đêm không?
Chào anh Thịnh,
Tiểu nhiều lần ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt hoặc có thể do thói quen hình thành, hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý gây hội chứng bàng quang kích thích, gây co bóp bất thường cũng có thể gây các triệu chứng tương tự.
Để tư vấn kỹ hơn anh vui lòng gọi đến TĐ 18001258 trong giờ hành chính để được các chuyên gia tư vấn anh nhé.
Chúc anh nhiều sức khỏe!