Hỏi: Tôi là Mai Đức Trung 54 tuổi đang sống và làm việc tại Bắc Giang. Thời gian gần đây tôi bị đi tiểu ra máu nên đang rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Vậy cho tôi hỏi tiểu ra máu có phải do u xơ tuyến tiền liệt gây nên không? Mong bác sĩ giải đáp.
Mục lục
Trả lời:
Chào anh Trung!
Với thắc mắc của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:
U xơ tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt nằm ở vị trí quan trọng trong hệ tiết niệu, vì vậy khi xuất hiện u xơ, nó có thể chèn ép cổ bàng quang và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiết niệu.
Ở giai đoạn đầu, nếu u xơ chưa phát triển lớn và chưa gây chèn ép mạnh lên niệu đạo, các triệu chứng thường nhẹ và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển vào trung tâm hoặc lấn vào vùng quanh niệu đạo, tình trạng tắc nghẽn và rối loạn tiểu tiện sẽ trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Khi u xơ phát triển, nó có thể gây rối loạn cấu trúc và chức năng của cổ bàng quang, bàng quang – niệu đạo, hai niệu quản và thận. Ngoài ra, u xơ tuyến tiền liệt còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiết niệu và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tiểu ra máu là gì?
Tiểu ra máu là dấu hiệu bất thường khi có hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Tùy vào mức độ, nước tiểu có thể chuyển sang màu đỏ nhạt, hồng hoặc gỉ sắt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này chỉ được phát hiện qua xét nghiệm.
Tiểu ra máu được chia làm 2 loại chính:
- Tiểu ra máu đại thể: Nước tiểu có chứa nhiều hồng cầu, có thể quan sát bằng mắt thường qua sự thay đổi màu sắc.
- Tiểu ra máu vi thể: Lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không làm thay đổi màu sắc rõ rệt và chỉ được phát hiện qua xét nghiệm.
Nguyên nhân gây tiểu ra máu
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi tiểu ra máu:
- Viêm cầu thận cấp tính: Thường gặp ở người có tiền sử tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, kèm theo tiểu mủ cuối bãi.
- Sỏi đường tiết niệu: Sỏi có thể xuất hiện trong niệu đạo, bàng quang hoặc thận, hình thành do khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng lâu ngày. Khi sỏi lớn, chúng có thể gây đau và tắc nghẽn đường tiểu, dẫn đến tiểu ra máu.
- Phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt): Tuyến tiền liệt phì đại chèn ép lên niệu đạo, gây khó tiểu, tiểu rắt và có thể kèm theo tiểu ra máu. Bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở lên.
- Ban xuất huyết dị ứng: Đặc trưng bởi các nốt xuất huyết trên da, xuất huyết dạ dày, đường ruột, đau khớp. Sau khoảng 2-4 tuần, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu.
- Ung thư đường tiết niệu: Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang, thận hoặc tuyến tiền liệt. Nếu do ung thư, bệnh thường đã tiến triển đến giai đoạn muộn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như penicillin, aspirin, thuốc làm loãng máu (heparin, warfarin) có thể gây tiểu ra máu.
Như vậy, u xơ tuyến tiền liệt có thể gây tiểu ra máu. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Với trường hợp của anh Trung, để xác định chính xác nguyên nhân, anh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Cách chẩn đoán tiểu ra máu
Để xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu ra máu, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Cụ thể:
- Xét nghiệm nước tiểu: Giúp đánh giá lượng hồng cầu trong nước tiểu, đồng thời xác định có nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay không.
- Chẩn đoán hình ảnh (chụp CT, MRI, siêu âm): Giúp phát hiện bất thường trong hệ tiết niệu như sỏi, khối u hay tuyến tiền liệt phì đại.
- Soi bàng quang: Sử dụng ống nội soi để kiểm tra trực tiếp bên trong bàng quang, phát hiện tổn thương hoặc bất thường.
Cách điều trị tiểu ra máu do u xơ tuyến tiền liệt
Để điều trị tiểu ra máu hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân. Nếu do u xơ tuyến tiền liệt, việc điều trị sẽ tập trung vào kiểm soát khối u. Tùy mức độ bệnh, có thể dùng thuốc, can thiệp ngoại khoa hoặc điều chỉnh lối sống. Anh có thể tham khảo:
Phương pháp nội khoa
Đây là phương pháp thường được chỉ định khi bệnh chưa gây biến chứng, u xơ tuyến tiền liệt còn nhẹ. Việc điều trị đòi hỏi phải sử dụng thuốc kéo dài và có thể gây tác dụng phụ.
Một số thuốc thường dùng:
- Thuốc đối kháng GnRH: Nafarelin, Leuprolide, Buserelin
- Thuốc kháng thụ thể Androgen: Flutamide, Casodex, Zanoterone
- Thuốc ức chế 5 alpha-reductase: Finasteride, Epristeride
- Thuốc từ Progesteron: Megesterol acetate, Hydroxy progesterone, Chlormadinine acetate, Cyproterone acetate
- Thuốc kháng α-adrenergic: Alfuzosin, Terazosin, Doxazosin, Tamsulosin
Phương pháp ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật là phương pháp được cân nhăc cuối cùng khi điều trị nội khoa không hiệu quả, sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có biến chứng.
Hai phương pháp phẫu thuật chính bao gồm:
- Mổ nội soi
- Mổ mở (gây mê, nguy cơ mất máu cao, thời gian hồi phục dài)
☛ Tham khảo thêm:Bấm huyệt chữa u xơ tiền liệt tuyến
Vương Bảo – Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Sử dụng thảo dược tự nhiên là phương pháp an toàn, hiệu quả trong hỗ trợ giảm kích thước u xơ tuyến tiền liệt và cải thiện rối loạn tiểu tiện. Vương Bảo là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, chứng minh tác dụng rõ rệt trong:
- Giảm kích thước u xơ tuyến tiền liệt
- Cải thiện tình trạng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu khó
Để đạt được hiệu quả vượt trội này, chính là nhờ các thành phần có trong sản phẩm. Cụ thể như sau:
- Hải trung kim, sài hồ nam, ngũ sắc: Cải thiện tiểu buốt, tiểu khó, lợi tiểu
- Rau tàu bay, đơn kim, lá cây hoa bạn: Chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo
- Náng hoa trắng: Hỗ trợ cải thiện kích thước khối u xơ tiền liệt tuyến (được ứng dụng vào sản phẩm theo công trình nghiên cứu về cây Náng hoa trắng chữa u xơ tiền liệt tuyến của TS. Nguyễn Bá Hoạt – Viện dược liệu TW).
- Ngải nhật: Hỗ trợ chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến, từ đó giúp hạn chế tình trạng ung thư hóa ở những bệnh nhân bị u xơ.
Với khả năng tác động đa chiều – toàn diện, Vương Bảo giúp người bệnh kiểm soát và cải thiện tình trạng u xơ tuyến tiền liệt hiệu quả.
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Trên là một số thông tin về bệnh u xơ tuyến tiền liệt cũng như giải đáp thắc mắc của anh gửi về cho chúng tôi. Chúc anh Trung luôn khỏe mạnh!