Tiểu khó không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng tâm lý người bệnh. Thay vì lạm dụng thuốc, nhiều người chọn tìm đến các bài thuốc dân gian lành tính để cải thiện tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách chữa tiểu khó bằng phương pháp dân gian đơn giản, dễ áp dụng.
Mục lục
Tiểu khó là gì?
Tiểu khó là tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu, có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể tiểu được ngay hoặc phải rặn mạnh mới có thể đi tiểu.
Ở người bình thường, khi bàng quang chứa khoảng 300-800ml nước tiểu, cơ thể sẽ tự động phát tín hiệu buồn tiểu và dòng nước tiểu sẽ chảy đều với lưu lượng khoảng 20ml/giây. Tuy nhiên, với người bị tiểu khó, quá trình này sẽ bị gián đoạn hoặc diễn ra chậm hơn.
Tình trạng tiểu khó có thể xuất hiện do các nguyên nhân như bệnh tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt), tổn thương tủy sống, bị chèn ép do các khối u, bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, viêm nhiễm đường tiết niệu,…
Một số dấu hiệu nhận biết tiểu khó bao gồm:
- Thời gian đi tiểu kéo dài, lâu và bị buốt, rát khi cố rặn.
- Tiểu khó, phải cố rặn ra mới đi được, hoặc rặn tiểu cũng không thể đi được, càng làm khó chịu ở bụng dưới.
- Dòng nước tiểu chậm, yếu.
- Ngoài ra còn có một số biểu hiện như: Tiểu nhiều lần nhưng không đi được, thường xuyên bị buồn tiểu, tiểu ra máu,..
Các bài thuốc dân gian chữa tiểu khó hiệu quả
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa tiểu khó thường được áp dụng:
Sử dụng bột sắn dây
Sắn dây có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh phế, tỳ và bàng quang, có công dụng thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát, dùng để chữa các bệnh nóng trong người bị khó tiểu, sốt, khát nước, bệnh tiểu đường (đái tháo đường),…
Nguyên liệu: 10g bột sắn dây
Cách thực hiện:
- Pha bột sắn dây với nước lọc uống trực tiếp, có thể cho thêm chút đường cho dễ uống.
- Thực hiện liên tục 10 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng bầu đất và râu ngô
Nguyên liệu: Râu ngô 20g, bầu đất 30g, mà đề 20g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi đun với 1 lít nước sạch.
- Đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun tiếp trong khoàng 20 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra bình uống thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày.
Sử dụng nước mía và ngó sen
Nước mía vị ngọt, tính mát, vào phế, vị, có tác dụng giải nhiệt, giáng khí, lợi niệu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện. Trong khi đó, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, tác dụng thải độc, giải nhiệt, lọc máu, làm sạch đường ruột, bổ máu.
Nguyên liệu: 500g mía tươi, 100g nõn ngó sen tươi.
Cách thực hiện:
- Mía tươi bóc vỏ, cắt khúc nhỏ 3cm, ép lấy nước.
- Nõn ngó sen bỏ đốt, cắt khúc, ép lấy nước.
- Trộn hai loại nước vào và khuấy đều. Mỗi ngày uống 3 lần.
Sử dụng hành
Nhờ tính ấm và khả năng kích thích tuần hoàn, hành giúp giảm ứ đọng nước tiểu, cải thiện tình trạng tiểu khó do nhiều nguyên nhân.
Một số cách dùng hành phổ biến gồm:
- Hành sao nóng: Giã nát hành tươi, bọc vào vải, sao nóng rồi đắp luân phiên lên rốn giúp kích thích bàng quang, hỗ trợ tiểu tiện.
- Hành trắng giã nát trộn mật: Đắp lên vùng bụng dưới giúp thư giãn cơ bàng quang, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.
- Kết hợp hành với ốc vặn: Giã nát 3 – 4 củ hành sống hành với 4 – 5 con ốc vặn, nặn thành bánh rồi đặt trên rốn, dùng băng dán cố định đến khi tiểu tiện bình thường thì bỏ ra.
Sử dụng búp tre, rau má
Nguyên liệu: Búp tre 20g. Rau má 20g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh.
- Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt búp tre, rau má, pha thêm với 200ml nước ấm dùng uống trực tiếp.
- Ngày thực hiện 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả.
Sử dụng kim tiền thảo và cỏ mần trầu
Nguyên liệu: Kim tiền thảo, cây mã đề, cỏ mần trầu, râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều dùng được) mỗi vị 50g; Kim ngân hoa, hương nhu trắng mỗi vị 30g; Sinh địa, liên kiều mỗi vị 12g.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Cho các vị thuốc vào ấm đun cùng 3 bát con nước. Sắc đến khi nước thuốc còn 1 bát thì chắt ra. Tiếp tục lặp lại để thu về tất cả 4 bát nước thuốc. Trộn đều 4 bát nước sắc với nhau chia thành 3 phần dùng hết trong ngày. Uống sau ăn 30 phút.
- Cách 2: Cho các nguyên liệu vào nồi đun với 2 lit nước lọc. Đến khi nồi sôi thì đun tiếp tục 30 phút trên lửa nhỏ. Sau đó dùng nước thuốc thu được uống trong ngày uống thay nước lọc.
Sử dụng kim anh tử
Kim anh tử có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, điều trị chứng tiểu rắt, tiểu khó.
Nguyên liệu: 1,5kg kim anh tử, đường trắng vừa đủ
Cách thực hiện:
- Kim anh tử đem rửa sạch, thái miếng rồi đun với 3 lít nước sạch.
- Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, ninh đến khi còn khoảng 1 lít nước, sau đó vớt bỏ bã.
- Tiếp tục đun phần nước thu được đến khi cô đặc thành cao thuốc.
- Khi sử dụng, pha cao kim anh tử với chút đường và nước ấm.
- Uống 2 lần/ngày giúp cải thiện chứng tiểu khó, tiểu rắt hiệu quả.
Sử dụng lá bìm bìm, lá mảnh cộng
Nguyên liệu: Lá bìm bìm tươi 50g, Lá mảnh cộng tươi 50g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch.
- Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng.
- Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi chứng bí tiểu cải thiện.
Sử dụng náng hoa trắng
Bài thuốc Nam từ náng hoa trắng giúp hỗ trợ điều trị bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt. Tác dụng của cây đã được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu Trung ương Việt Nam vào năm 2001.
Nguyên liệu: Lá náng hoa trắng đã phơi khô, quả ké đầu ngựa: mỗi vị 10g, Cây xạ đen: 40g
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun với 1,5 lít nước.
- Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun 15 – 20 phút để các dược chất ngấm vào nước.
- Chia nước thuốc thành 3 lần uống/ngày, uống sau bữa ăn.
- Kiên trì thực hiện liên tục trong 6 tuần, theo dõi hiệu quả cải thiện triệu chứng.
Tham khảo thêm: Náng hoa trắng có tác dụng gì?
Sử dụng cây cúc tần
Cúc tần (hay còn gọi là từ bi, cây lức) có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, giúp lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ. Ngoài tác dụng chữa đau đầu, cảm mạo, đau nhức xương khớp, cúc tần còn hỗ trợ điều trị tiểu khó hiệu quả.
Nguyên liệu: 100g lá cúc tần tươi hoặc khoảng 40g lá cúc tần khô
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cúc tần, cho vào nồi đun với nước.
- Uống hàng ngày để cải thiện tình trạng tiểu khó.
Sử dụng bí xanh
Bí xanh vị ngọt, tính mát, công dụng giải nhiệt, giải khát, lợi tiểu, giải độc… nên thường được dùng để trị tiểu khó, tiểu đường và bệnh lý hệ tiết niệu do nóng trong.
Nguyên liệu: 300g bí xanh
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ, rửa sạch bí xanh, bỏ lõi rồi xắt miếng.
- Ép bí xanh lấy nước cốt uống trực tiếp.
- Có thể trộn thêm ít muối tinh và nước lọc cho dễ uống.
Nếu không thể dùng nước ép bí sống thì bạn có thể đem bí luộc chín sau đó ăn cả cái lẫn uống nước. Một ngày ăn từ 300-500g bí xanh, áp dụng 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý khi trị tiểu khó bằng bài thuốc dân gian
Khi áp dụng các bài thuốc dân gian để trị tiểu khó, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Kiên trì thực hiện: Các phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, cần kiên trì áp dụng đúng liệu trình để thấy rõ hiệu quả.
- Lựa chọn nguyên liệu sạch: Sử dụng nguyên liệu nguồn gốc rõ ràng, tránh nhiễm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
- Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung đủ nước (khoảng 2 lít/ngày), ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
- Không lạm dụng: Các bài thuốc dân gian chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế cho các biện pháp y tế. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, hiệu quả của các bài thuốc này còn phụ thuộc cơ địa mỗi người, có thể hiệu quả với người này nhưng không có tác dụng với người khác.
Kết luận:
Trên đây là những thông tin hữu ích về bài thuốc dân gian chữa tiểu khó. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về chứng tiểu khó, rối loạn tiểu tiện, vui lòng liên hệ 18001258 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
Giúp em với đau quá rồi lúc tối đang ngủ thì thấy có cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu hoài tiểu ko được
Chào CaoNgọcHuỳnh !
Theo em chia sẻ, em đang gặp tình trạng bí tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng lâu dài sẽ đến tình trạng căng trương toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng. Hậu quả của tình trạng bí tiểu có thể kéo theo hàng loạt biến chứng khác, gây khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tình trạng của em nên đi tái sớm và điều trị sớm theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Cần tư vấn thêm, em liên hệ tổng đài tư vấn (miễn cước) 1800.1258 trong giờ hành chính.
Cảm ơn em. Chúc em và gia đình nhiều sức khỏe.