Tiểu đêm có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng trong nhiều trường hợp nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vậy tiểu đêm khi nào là bình thường, khi nào là bệnh lý? Hãy cùng Vương Bảo tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tiểu đêm là gì?
Tiểu đêm là tình trạng bạn phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi.
Thông thường, một người có thể thức dậy một lần trong đêm để đi tiểu mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và bạn phải đi tiểu từ 3 lần trở lên mỗi đêm, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn.
Khi nào tiểu đêm là bình thường, khi nào là bệnh lý?
Việc xác định tiểu đêm là hiện tượng bình thường hay dấu hiệu của bệnh lý sẽ tùy thuộc vào tần suất và nguyên nhân gây ra.
Tiểu đêm bình thường: Việc đi tiểu chỉ diễn ra 1 lần mỗi đêm, đặc biệt sau khi uống nhiều nước trước khi ngủ, thì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Chỉ cần hạn chế lượng nước vào buổi tối, tình trạng này sẽ giảm.
Tiểu đêm bệnh lý: Thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong đêm (từ 2-3 lần trở lên) mà không phải do uống quá nhiều nước. Nó có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bàng quang, thận, tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, suy tim…
Khi gặp tình trạng này, bạn nên thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Nhận biết tiểu đêm do bệnh lý
Người bị tiểu đêm do bệnh lý có thể xuất hiện kèm thêm một số biểu hiện dưới đây:
- Khó tiểu
- Thường xuyên buồn đi tiểu
- Đi tiểu có cảm giác đau buốt
- Nước tiểu có màu đục khi bị nhiễm khuẩn
- Tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm kể cả khi không uống nước
- Lẫn máu trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu hồng hay xuất hiện những cục máu đông
- Đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng xương chậu, lưng, hông…
Nguyên nhân gây tiểu đêm
Như đã nói ở trên, tiểu đêm có thể là dấu hiệu bệnh lý hoặc không. Cụ thể, các nguyên nhân bao gồm:
Nguyên nhân do bệnh lý
Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây tiểu đêm nhiều lần:
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Bệnh tiểu đêm ở nam giới nhiều khả năng xuất từ bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Theo đó, tuyến tiền liệt gia tăng kích thước bất thường sẽ chèn ép bàng quang và đường tiểu, khiến nam giới thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính hình thành trong hoặc xung quanh tử cung. Kích thước khối u có thể thay đổi theo thời gian, từ nhỏ như hạt đậu đến lớn như một quả dưa. Khi khối u phát triển, nó có thể chèn ép bàng quang, gây ra tình trạng tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
Sỏi thận
Sỏi thận là sự tích tụ của khoáng chất trong thận, có thể di chuyển xuống bàng quang và gây kích thích đường tiết niệu. Khi sỏi di chuyển, nó có thể làm tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của sỏi thận cũng sẽ làm tắc và cọ xát đường nước tiểu, gây tổn thương, đau rát, làm xuất hiện kèm theo tình trạng đái buốt, đái rắt, đái ngắt quãng.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại bàng quang, niệu đạo hoặc thận, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như cảm giác buồn đi vệ sinh liên tục, đi vệ sinh nhiều, tiểu đêm. Tuy nhiên, mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu khá ít và thường kèm theo tình trạng đau buốt, khó chịu.
Béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì có liên quan đáng kể tới tỷ lệ mắc bệnh tiểu đêm. Những người đàn ông có vòng eo càng lớn, tỉ lệ đi tiểu nhiều vào ban đêm càng tăng. Một thống kê cho thấy, 44% nam giới béo phì phải đi tiểu nhiều hơn hai lần vào ban đêm.
Nguyên nhân sinh lý
Tiểu đêm cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý. Mặc dù không quá đáng ngại nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày. Các nguyên nhân này bao gồm:
Căng thẳng, lo âu
Tâm lý căng thẳng, áp lực công việc hay cuộc sống có thể làm giấc ngủ chập chờn, đồng thời kích thích cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn, khiến bạn buồn tiểu thường xuyên vào ban đêm.
Thai kỳ
Ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung mở rộng và gây áp lực lên bàng quang, làm tăng tần suất đi tiểu, kể cả vào ban đêm.
Tuổi tác
Càng lớn tuổi, chức năng bài tiết của thận suy giảm, khả năng cô đặc nước tiểu kém hơn, dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
Thói quen ăn uống
Một số loại thực phẩm và đồ uống có tác dụng lợi tiểu như bia, rượu, cà phê… có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Nếu tiêu thụ trước khi ngủ, bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh.
Tiểu đêm gây ảnh hưởng ra sao?
Chứng tiểu đêm không chỉ gây bất tiện mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Cụ thể:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ và tai biến, ở người già có khả năng té ngã, gãy xương.
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Tiểu đêm nhiều làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh ngủ không đủ giấc. Tình trạng kéo dài sẽ gây bào mòn sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, suy giảm nhận thức và trầm cảm.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống: Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc, mất tập trung, không còn hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Người bệnh cũng dễ cáu gắt, căng thẳng do thiếu ngủ, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
Chẩn đoán tình trạng bệnh tiểu đêm
Việc xác định nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần có thể gặp khó khăn do liên quan đến nhiều yếu tố.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát thông qua:
- Hỏi bệnh sử: Xác định tiền sử bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tuyến tiền liệt…
- Kiểm tra thể chất: Kiểm tra vùng bụng, thận, bàng quang và bộ phận sinh dục để tìm dấu hiệu bất thường.
Xét nghiệm và kiểm tra chuyên sâu
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện:
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra nhiễm trùng, đường huyết, protein niệu…
- Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng thận, đường huyết, điện giải đồ…
- Siêu âm ổ bụng: Xác định bất thường ở bàng quang, thận, tuyến tiền liệt, tử cung…
- Đo lưu lượng nước tiểu (uroflowmetry): Đánh giá chức năng của bàng quang và đường tiết niệu.
Để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, người bệnh nên theo dõi, ghi chép thói quen tiểu tiện và cung cấp thông tin cụ thể về tình trạng của mình.
Cách điều trị bệnh tiểu đêm
Có rất nhiều phương pháp điều trị tiểu đêm mà người bệnh có thể tham khảo. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà ta có nhiều cách chữa khác nhau.
Phương pháp Tây y
Điều trị bằng Tây y thường mang lại hiệu quả nhanh chóng và được áp dụng phổ biến. Tùy vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:
Nhóm thuốc giãn bàng quang
- Thuốc kháng cholinergic, acetylcholin: Giúp kiểm soát hoạt động của bàng quang, giảm co thắt, hạn chế tiểu đêm.
- Thuốc antimuscarinic (Darifenacin, Solifenacin, Oxybutynin…): Giảm kích thích bàng quang, giúp kiểm soát tiểu tiện.
Nhóm thuốc điều trị bệnh lý liên quan
- Thuốc chẹn alpha-1: Dùng cho người bị phì đại tuyến tiền liệt, giúp giảm áp lực lên bàng quang.
- Thuốc lợi tiểu: Được kê trong trường hợp tiểu đêm do suy tim hoặc bệnh thận để kiểm soát lượng nước thải ra vào ban ngày, giảm tiểu đêm.
- Thuốc an thần: Dùng khi tiểu đêm liên quan đến mất ngủ hoặc căng thẳng thần kinh.
➤ Xem chi tiết: Thuốc Tây y điều trị tiểu đêm nhiều lần
Phương pháp Đông y
Sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa tiểu đêm được xem là phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Trong Đông y, tiểu đêm thường liên quan đến thận khí hư suy, bàng quang hoạt động quá mức hoặc khí huyết kém lưu thông.
Một số vị thuốc thường được sử dụng gồm: Ích Trí Nhân, Phá cố chỉ, Náng hoa trắng, Hải Trung Kim, Tàu Bày, Sài Hồ Nam,…
Đối với nam giới trung niên gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần hầu hết là do phì đại tuyến tiền liệt gây ra, sử dụng Vương Bảo được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả.
Vương Bảo được ghi nhận tác dụng cải thiện về chứng tiểu tiện sau 1 – 3 tuần, cụ thể: giảm số lần tiểu đêm, tiểu thông thoáng hơn, tiểu xong thấy thoải mái, ít thây rắt hơn. Sau khoảng 1,5 tháng thì kích thước khối phì đại bắt đầu giảm.
Để tìm hiểu thông tin sản phẩm Vương Bảo hãy xem “TẠI ĐÂY”
Để tìm mua Vương Bảo tại các nhà thuốc hãy “BẤM XEM NGAY”
Một số lưu ý trong sinh hoạt
Dưới đây là một số lưu ý giúp cải thiện, phòng ngừa tình trạng tiểu đêm:
- Hạn chế uống nhiều nước trước khi ngủ.
- Ăn nhiều chất xơ, hạn chế thịt đỏ, tránh thực phẩm có tính axit.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì thói quen vận động.
- Tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ bổ thận, ấm bàng quang, giúp thận lọc và tái hấp thu nước tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về chứng tiểu đêm. Để tìm hiểu thêm về tác dụng của Vương Bảo hoặc cần tư vấn, quý độc giả vui lòng gọi 1800.1258 (miễn cước) để được chuyên gia hỗ trợ.