Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị tiểu đêm ở nam giới, một trong số đó là sử dụng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc chữa tiểu đêm ở nam giới được người dùng đánh giá tốt nhất hiện nay.
Mục lục
Tiểu đêm uống thuốc gì?
Một số nhóm thuốc chính dùng để điều trị tiểu đêm là:
- Desmopressin
- Thuốc chống co thắt (thuốc kháng cholinergic)
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chẹn alpha-1
Ngoài ra, về phía y học cổ truyền, cũng có một số bài thuốc trị tiểu đêm như:
- Ba Wei Di Huang Wan
- Ji Sheng Shen Qi Wan
- Suo Quan Wan
- Câu kì tử
- Ích trí nhân
- Kim tiền thảo
Lưu ý.
- Các loại thuốc Tây cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng
- Các bài thuốc, thảo dược chúng tôi nêu trong bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu. Bệnh nhân cần được thăm khám cụ thể trước khi sử dụng bất kì bài thuốc nào.
Các loại thuốc Tây trị tiểu đêm ở nam giới
Desmopressin
Desmopressin (DDAVP) đã được sử dụng trong một thời gian để điều trị tiểu đêm ở nam giới. Desmospressin là một chất tương tự hoóc-môn chống bài niệu ADH, nó hoạt động bằng cách bắt chước loại hoóc-môn này, nó làm tăng nồng độ ADH, giúp thận ngừng sản xuất nhiều nước tiểu vào ban đêm, từ đó làm giảm lượng nước tiểu về đêm, giúp thận quản lý lượng nước tiểu trong cơ thể tốt hơn.
DDAVP có ở nhiều dạng khác nhau như: thuốc uống, tiêm và thuốc xịt. Để điều trị tiểu đêm ở nam giới, người ta dùng DDAVP ở dạng xịt mũi.
Ở dạng thuốc xịt, năm 2007, FDA đã phê duyệt thuốc xịt mũi desmopressin (Noctiva, desmopressin acetate) để điều trị bệnh tiểu đêm ở người lớn, những người mà phải thức dậy ít nhất hai lần mỗi đêm để đi tiểu.

Tuy nhiên, Noctiva chỉ dùng cho trường hợp tiểu niệu, không áp dụng cho tiểu đêm do các nguyên nhân khác như tiểu đường, suy tim, bệnh tuyến tiền liệt hay bàng quang. Vì thế, chỉ sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây tiểu đêm ở nam giới, các bác sĩ mới kê loại thuốc này.
Thuốc Noctiva có thể gây hạ natri máu và có thể đe dọa tính mạng nếu không được kiểm soát. Vì thế thuốc không nên được sử dụng ở những bệnh nhân có nguy cơ hạ natri máu nặng, mắc các bệnh gây rối loạn điện giải (suy thận, dùng thuốc lợi tiểu quai, corticosteroid…
Các tác dụng phụ của DDAVP bao gồm: khó chịu ở mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, tăng huyết áp, chảy máu mũi, viêm phế quản và chóng mặt,vv.
Thuốc chống co thắt
Nhóm thuốc này được gọi chung là thuốc antimuscarinic hoặc anticholinergic (thuốc kháng cholinergic) thích hợp với những bệnh nhân gặp tình trạng bàng quang hoạt động quá mức vào ban ngày và ban đêm.
Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách ngăn chặn thụ thể acetylcholine gửi thông điệp “bạn cần đi tiểu” tới bàng quang , từ đó giúp bàng quang của bạn được thư giãn và không tăng hoạt nữa, làm giảm tần suất đi tiểu và đi tiểu khẩn cấp cả ngày lẫn đêm.
Có nhiều thuốc chống co thắt được phê duyệt để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, tất cả đều giống nhau về cách thức hoạt động nhưng khác nhau về cách sử dụng thuốc, tác dụng phụ cũng như số lần phải dùng thuốc.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể được kê đơn:
- Oxybutynin.Là thuốc đời đầu, có cả dạng viên uống, siro và miếng dán. Viên thường dùng 2–3 lần/ngày; viên phóng thích chậm dùng 1 lần/ngày; miếng dán dùng 1–2 lần/tuần. Tác dụng tốt nhưng dễ gây khô miệng, khó chịu.
- Tolterodine. Ít gây khô miệng hơn oxybutynin, dung nạp tốt. Viên nén dùng 2 mg, 2 lần/ngày (duy trì 1–2 mg, 2 lần/ngày); viên nang phóng thích chậm dùng 4 mg/ngày (duy trì 2–4 mg/ngày).
- Trospium clorua. Ít xâm nhập vào não, ít tương tác thuốc nên phù hợp với người đang dùng nhiều loại thuốc. Viên thường dùng 2 lần/ngày; viên phóng thích chậm dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng.
- Solifenacin.Thuốc mới, tác dụng kéo dài hơn Tolterodine nhờ thời gian bán hủy dài. Dùng 1 lần/ngày, hiệu quả ổn định.
- Darifenacin. Ít gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương, phù hợp với người cao tuổi dễ suy giảm trí nhớ. Thuốc này cũng thường được sử dụng một lần mỗi ngày.
- Hydrobromide Darifenacin. Nhóm thuốc này ở dạng viên phóng thích chậm, dùng qua đường miệng (viên uống).
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của nhóm thuốc này gồm: Khô miệng, nhìn mờ, táo bón, suy giảm trí nhớ, vv.
Thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc lợi tiểu quai, như furosemide, giúp điều trị tiểu đêm bằng cách làm tăng lượng nước tiểu vào ban ngày, và giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm.
Nhóm thuốc này hiện không được cấp phép để điều trị tiểu đêm nhưng bác sĩ có thể kê thuốc này cho bạn như một thử nghiệm lâm sàng, nếu họ cảm thấy lợi ích của nhóm thuốc này vượt trội hơn.
Thuốc chẹn alpha-1
Thuốc chẹn alpha được kê cho những bệnh nhân bị tiểu đêm do u xơ tuyến tiền liệt. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng trương lực cơ bàng quang, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng tiết niệu như: tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu són, tiểu nhiều lần, vv.
Tất cả các loại thuốc chẹn alpha để điều trị u xơ tuyến tiền liệt đều có hiệu quả tương đương nhau và khả năng dung nạp tốt. Trong 30 năm qua, sự phát triển của liệu pháp này được tập trung chủ yếu vào việc cải thiện sự thuận tiện và khả năng dung nạp.
Có một số loại thuốc chặn alpha thường được sử dụng là:
- Alfuzosin (Uroxatral)
- Doxazosin (Cardura)
- Prazosin (Minipress)
- Silodosin (Rapaflo)
- Tamsasmin (Flomax)
- Terazosin (Hytrin)

Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm: chóng mặt, hạ huyết áp thế đứng (do mất phản xạ co mạch khi đứng), nghẹt mũi (do giãn động mạch niêm mạc mũi), đau đầu và nhịp tim nhanh, vv.
Trước khi dùng thuốc chẹn alpha, cần nói với bác sĩ về các loại thuốc khác mà bạn dùng bởi nó có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các loại thuốc khác mà bạn dùng.
Các loại thuốc an thần
Tiểu đêm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ra một số vấn đề như: căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ lại, sức khỏe giảm sút. Vì thế, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số loại thuốc an thần.
Thuốc cổ truyền chữa tiểu đêm
Bài thuốc y học cổ truyền
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, y học cổ truyền cũng có một số bài thuốc có thể điều trị tiểu đêm do bàng quang hoạt động quá mức.
Các bài thuốc Đông Y này có thể là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược khác nhau hoặc thảo dược đơn lẻ. Tuy nhiên, các công thức kết hợp thường mang lại hiệu quả toàn diện hơn, bởi chúng sẽ hiệp đồng tác dụng với nhau.

Một số bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị bàng quang hoạt động quá mức là:
- Ba Wei Di Huang Wan. Đây là một trong những bài thuốc phổ biến nhất để điều trị chứng chảy nước tiểu, đa niệu và tần suất tiết niệu nhiều. Công thức gồm các loại thảo dược: Địa hoàng, sơn thù, tỳ giải, trạch tả, phục linh, mẫu đơn bì, quế đơn, phụ tử.
- Ji Sheng Shen Qi Wan. Bài thuốc này điều trị tích tụ nước do thiếu hụt thận dương và được mô tả lần đầu tiên trong triều đại Nam Tống (Trung Hoa) là một biến thể của Ba Wei Di Huang Wan, bài thuốc được bổ sung thêm ngưu tất và cây mã đề để tạo thành một công thức gồm 10 loại thảo dược. Giúp nâng cao hiệu quả điều trị bổ sung trong điều trị tiểu đêm.
- Suo Quan Wan. Là bài thuốc gồm 3 thành phần: Riềng lá nhọn, ô dược, củ ô dược. Nó cũng được mô tả lần đầu tiên vào thời Nam tống và thường được sử dụng để làm giảm tình trạng đái đêm, tiểu thường xuyên.
Lưu ý. Các bác sĩ y học cổ truyền sau khi thăm khám, sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà lựa chọn bài thuốc thích hợp rồi kê toa. Tỉ lệ mỗi vị thuốc phụ thuộc vào cá nhân từng bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp.
Thuốc thảo dược

Ngoài các bài thuốc trên, một số loại thảo dược cũng được dùng đơn lẻ để điều trị bàng quang hoạt động quá mức vào ban đêm. Có thể kể đến là:
- Hạt phá cố chỉ. Phá cố chỉ còn có tên khác như Bồ cốt chi, Đậu miêu. Loại hạt này từ lâu đã nổi tiếng với công dụng cải thiện chứng đi tiểu đêm rất hữu hiệu. Phá cố chỉ tác động và 3 kinh của cơ thể, gồm: tâm, tỳ và thận. Đặc biệt thích hợp với những bệnh nhân cao tuổi, tiểu tiện nhiều do tỳ thận bị hư thể hàn.
- Câu kì tử. Câu kì tử thích hợp cho những bệnh nhân bị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt, những người trung tuổi có thói quen uống nước vào ban đêm (do họ thường bị khát vào đêm). Câu kì tử giúp bệnh nhân ngủ an giấc hơn, giảm số lần đi tiểu và đi tiểu dễ dàng hơn.
- Ích trí nhân. Ích trí nhân là một vị thuốc quý, có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng tiểu đêm, tiểu dắt. Bộ phận dùng là quả chín đã phơi khô
- Kim tiền thảo. Kim tiền thảo là dược liệu quen thuộc của Việt Nam. Để làm thuốc, người ta sử dụng phần thân và cành cây có lá của cây kim tiền thảo, đem phơi khô. Cây kim tiền thảo có tác dụng chữa tiểu đêm nhiều lần ở những người bị sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
Kết luận: Tiểu đêm ở nam giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc, cũng như thay đổi lối sống, thay đổi thói quen đi vệ sinh. Hãy tới gặp bác sĩ nếu tiểu đêm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, sau đó thảo luận để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp.
Danh sách trên không phải là một bản danh sách đầy đủ các loại thuốc trị tiểu đêm ở nam giới, thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và không được dùng để thay thế cho bất kì chẩn đoán chuyên nghiệp nào.