Tình trạng són tiểu ở nam giới khiến người bệnh cảm thấy ngượng ngùng, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và công việc của họ. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả.
Mục lục
Thế nào là tiểu són?
Tiểu són là tình trạng mất kiểm soát khi đi tiểu, khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh.
Bình thường, thận tạo ra nước tiểu, nước tiểu chảy qua niệu quản xuống bàng quang – cơ quan có chức năng chứa nước tiểu. Bàng quang được nâng đỡ bởi các cơ sàn chậu và bao quanh bởi cơ detrusor. Khi bàng quang đầy, não sẽ nhận tín hiệu báo buồn tiểu. Lúc này, nếu bạn sẵn sàng đi vệ sinh, các cơ bàng quang sẽ co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
Khi bị tiểu són, quá trình trên sẽ bị gián đoạn, tùy thuộc vào dạng tiểu són mà bạn gặp phải.
Tiểu són ở nam giới có phổ biến không?
Tiểu són phổ biến ở nữ hơn nam. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nữ giới, ít nghiên cứu về nam giới.
Ước tính có khoảng 3 – 11% nam giới bị tiểu són, tỷ lệ tăng theo tuổi nhưng vẫn chỉ bằng một nửa so với nữ giới ở độ tuổi 70 – 80.
Mặc dù người lớn tuổi dễ bị tiểu són hơn, tuy nhiên đây không phải hậu quả tất yếu của lão hóa. Nếu tiểu són ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời, đúng cách.

Đây có phải bệnh nguy hiểm?
Tiểu són không nguy hiểm về mặt y tế, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, tinh thần và tài chính.
Tác động đến cuộc sống
Tiểu són có thể gây ra khá nhiều phiền toái cho cuộc sống của phái mạnh. Cụ thể:
- Bất tiện hàng ngày: Thường xuyên thay quần áo, ga giường, phải đi vệ sinh gấp.
- Giảm vận động: Hơn 20% nam giới từ bỏ hoạt động thể chất, làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
- Ảnh hưởng đời sống tình dục: 43% nam giới bị tiểu són cho biết điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình dục.
- Tăng nguy cơ té ngã và gãy xương: Tiểu són thường xuyên làm tăng 26% nguy cơ té ngã, 34% nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở người cao tuổi.

Tác động tinh thần
Nhiều người mắc chứng tiểu són mang những mặc cảm về cảm xúc và sự xấu hổ. Họ che giấu vấn đề của mình với gia đình và những mối quan hệ thân thiết trong nhiều năm, thậm chí trì hoãn việc đi khám.
Ngoài ra, họ còn có xu hướng tránh xa các hoạt động xã hội hoặc ngừng những việc yêu thích vì sợ sẽ gặp “tai nạn” ở nơi công cộng. Từ từ, sự cô lập và xấu hổ có thể dẫn đến trầm cảm và lo lắng. Trong thực tế, nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa chứng tiểu són ở nam giới và tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần. Tiểu són càng nghiêm trọng, tỷ lệ mắc chứng rối loạn căng thẳng càng tăng.
Tác động tài chính
Tiểu són gây ra gánh nặng tài chính đáng kể cho cá nhân và xã hội. Cụ thể:
- Chi phí cao cho thuốc men, sản phẩm thấm hút, giặt giũ…
- Nhiều trường hợp nam giới bị giảm thu nhập do phải nghỉ làm vì tiểu són.
Nguyên nhân và phân loại són tiểu ở nam giới
Có nhiều loại són tiểu khác nhau, gồm:
- Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng
- Són tiểu khi đầy bọng đái (són tiểu tràn)
- Són tiểu cấp kì
- Són tiểu do mất phản xạ
- Són tiểu hỗn hợp
Trong các loại này, nam giới thường gặp nhất là són tiểu khi tăng áp lực trong bụng, són tiểu tràn và són tiểu hỗn hợp. Cụ thể về các loại són tiểu này như sau:

Són tiểu do tăng áp lực trong bụng
Són tiểu do tăng áp lực trong bụng thường xảy ra khi nam giới ho, hắt hơi, gắng sức… Tùy tình trạng, nước tiểu có thể bị rò rỉ từ ít tới nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt làm tổn thương cơ vòng cổ bàng quang, khiến cơ yếu đi, khó giữ nước tiểu. Vì thế, với bất kì hành động nào gây áp lực lên bụng, nước tiểu cũng có thể rò rỉ ra ngoài.
Són tiểu tràn
Són tiểu tràn là tình trạng nước tiểu rò rỉ liên tục, không kiểm soát do bàng quang không rỗng hoàn toàn. Người bệnh có thể cảm thấy buồn tiểu hoặc không.
Phì đại tuyến tiền liệt được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây són tiểu tràn ở nam giới do khả năng chèn ép niệu đạo. Ngoài ra, hiện tượng này cũng xuất hiện bởi các nguyên nhân khác như:
- Tắc nghẽn niệu đạo (khối u, sỏi tiết niệu, mô sẹo, viêm nhiễm).
- Cơ bàng quang yếu, không thể ép bàng quang rỗng.
- Tổn thương dây thần kinh do tiểu đường, đa xơ cứng, Parkinson, chấn thương.
- Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh.

Són tiểu hỗn hợp
Són tiểu hỗn hợp xảy ra khi nam giới gặp cả són tiểu do tăng áp lực trong bụng (rò rỉ khi ho, hắt hơi, gắng sức) và són tiểu cấp kỳ (buồn tiểu đột ngột, không kiểm soát).
Nguyên nhân chính thường liên quan đến tuyến tiền liệt, đặc biệt sau phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc do bàng quang hoạt động quá mức (OAB). Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Nam giới nào có nguy cơ mắc chứng tiểu són?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu són ở nam giới gồm:
- Tuổi tác: Nam giới tuổi càng cao, nguy cơ mắc tiểu són càng tăng lên. Đây có thể là kết quả của những thay đổi về thể chất khiến việc giữ nước tiểu trở nên khó khăn hơn.
- Ít hoạt động thể chất: Điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng cân và giảm sức khỏe tổng thể, làm cho các triệu chứng của són tiểu tồi tệ hơn.
- Béo phì: Béo phì có thể gây ra những áp lực không cần thiết lên bàng quang, dẫn đến són tiểu.
- Tiền sử bệnh: Một số bệnh lý như ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt và các phương pháp điều trị có thể gây són tiểu.
- Bị các vấn đề về thần kinh: Các bệnh lý như Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng,… có thể ảnh hưởng đến kiểm soát bàng quang.
- Bị dị tật bẩm sinh: Nam giới có thể bị són tiểu nếu đường tiết niệu không hình thành chính xác trong quá trình phát triển của thai nhi.

Điều trị chứng són tiểu nam giới
Cách điều trị tùy thuộc vào loại són tiểu và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống. Các phương pháp gồm:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có khả năng góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát chứng són tiểu ở nam giới.
Một vài gợi ý bao gồm:
- Uống nước hợp lý: Nên uống đủ nước trong ngày nhưng hạn chế trước khi ngủ để tránh tiểu đêm. Không nên cắt nước quá mức để tránh mất nước.
- Tránh thực phẩm kích thích bàng quang: Hạn chế caffeine, nước có gas, rượu, đồ ăn cay, chocolate, chất tạo ngọt nhân tạo vì có thể làm triệu chứng nặng hơn.
- Theo dõi phản ứng cá nhân: Mỗi người có thể bị ảnh hưởng khác nhau, cần thử nghiệm và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Giảm stress sẽ hữu ích
Cuộc sống và công việc hàng ngày khiến nhiều nam giới rơi vào tình trạng căng thẳng. Do đó, cần biết cách thư giãn cơ thể như tập thở hoặc thiền sẽ giúp kiểm soát được các triệu chứng.
Kỹ thuật hành vi
Luyện tập bàng quang là một trong những phương pháp đầu tiên giúp kiểm soát chứng són tiểu ở nam giới. Một số kỹ thuật được áp dụng:
- Đào tạo bàng quang: Tập trì hoãn việc đi tiểu bằng cách nhịn thêm 10 phút mỗi lần buồn tiểu, sau đó dần kéo dài khoảng cách giữa các lần đi tiểu lên 2,5 – 3,5 giờ.
- Kỹ thuật double-voiding: Sau khi đi tiểu, đợi khoảng 1-2 phút rồi thử đi tiểu lại để đảm bảo bàng quang được làm trống hoàn toàn, tránh tiểu són.
- Đi vệ sinh theo lịch trình. Tạo thói quen đi tiểu 2 – 4 giờ một lần, thay vì đợi đến khi buồn tiểu mới đi.
Trường hợp mắc chứng tiểu són hỗn hợp có thể kết hợp luyện tập bàng quang với bài tập cơ sàn chậu để đạt hiệu quả tốt hơn.
Tập luyện cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tiểu tiện. Nếu cơ này yếu hoặc tổn thương, nam giới có thể bị són tiểu. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích tập luyện cơ sàn chậu để cải thiện tình trạng này.
Dưới đây là cách tập luyện cơ sàn chậu
Xác định cơ sàn chậu: Khi đi tiểu, thử ngừng dòng nước tiểu giữa chừng. Cơ sử dụng để làm điều này chính là cơ sàn chậu (chỉ thử 1-2 lần để xác định, không nên thực hiện thường xuyên).
Thực hiện bài tập:
- Co cơ sàn chậu và giữ trong 5 giây.
- Thả lỏng cơ trong 5 giây.
- Lặp lại 10 lần, ít nhất 3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Tránh dùng cơ bụng, chân, mông.
- Nếu cảm thấy mỏi, hãy nghỉ và tập lại sau.
- Khi đã quen, tăng dần thời gian giữ cơ lên 10 giây.
Sử dụng công cụ hỗ trợ
Nên sử dụng các loại quần lót có độ thấm hút hay dùng một lần để bảo đảm vệ sinh cho da và ngăn ngừa mùi hôi. Có nhiều loại miếng lót chuyên dụng rất thoải mái mà người ngoài khó có thể nhận thấy.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da
Nước tiểu rò rỉ lâu ngày có thể gây kích ứng, phát ban và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, nam giới cần chú ý bảo vệ làn da bằng cách:
- Dùng sản phẩm vệ sinh phù hợp: Chọn xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh có tính kháng khuẩn nhưng dịu nhẹ, tránh làm khô da.
- Dưỡng ẩm: Sau khi tắm, thoa kem dưỡng để giữ ẩm và bảo vệ da.
- Giữ vùng kín sạch sẽ: Sau khi đi vệ sinh, dùng khăn lau sạch vùng da tiếp xúc với nước tiểu để giảm nguy cơ kích ứng.

Thuốc
Tùy theo tình trạng són tiểu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại phổ biến gồm:
- Thuốc kháng cholinergic: Giúp làm dịu bàng quang hoạt động quá mức.
- Mirabegron (Myrbetriq): Giãn cơ bàng quang, tăng khả năng chứa nước tiểu và giúp làm rỗng bàng quang tốt hơn.
- Thuốc chẹn alpha: Giãn cơ cổ bàng quang và tuyến tiền liệt, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.
Kích thích điện
Nếu không thể tự co cơ sàn chậu, người bệnh có thể được chỉ định phương pháp kích thích điện.
Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò nhỏ vào hậu môn, sau đó truyền dòng điện nhẹ giúp kích thích và tăng cường cơ sàn chậu. Nó có thể gây cảm giác khó chịu lúc đầu, nhưng kiên trì thực hiện có thể mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát són tiểu.
Đặt ống thông
Đặt ống thông giúp kiểm soát són tiểu ở nam giới bằng cách dẫn nước tiểu ra ngoài. Một số loại phổ biến gồm:
- Ống thông Foley: Ống nhỏ đưa vào niệu đạo để thoát nước tiểu vào túi chứa đeo bên chân (ban ngày) hoặc đặt cạnh giường (ban đêm).
- Ống thông siêu âm: Được cấy trực tiếp vào bàng quang qua một vết cắt nhỏ trên xương mu, dẫn nước tiểu vào túi chứa. Bác sĩ sẽ thay ống khoảng mỗi tháng một lần.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị són tiểu ở nam giới. Tuy nhiên, nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp như:
- Cấy cơ thắt nhân tạo (AUS): Thiết bị giúp kiểm soát dòng nước tiểu bằng cách thay thế cơ thắt tự nhiên.
- Đặt dải treo niệu đạo: Dải vật liệu hỗ trợ niệu đạo, giúp cải thiện khả năng kiểm soát nước tiểu.
- Tiêm chất làm đầy thành niệu đạo: Giúp thu hẹp niệu đạo, giảm són tiểu.
Hỗ trợ tinh thần
Chứng tiểu són có thể gây tâm lý tự ti, xấu hổ ở nam giới, nhưng quan trọng là bạn không nên để nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cởi mở chia sẻ với người thân và chủ động đi khám để được điều trị đúng cách.
Gia đình và bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần. Sự thấu hiểu, động viên và giúp đỡ từ họ sẽ giúp người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị tốt hơn, đồng thời tìm ra cách thích nghi với sinh hoạt hằng ngày một cách dễ dàng hơn.
Kết luận
Tiểu són ở nam giới có thể gây những phiền toái từ nhỏ tới lớn. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển và gây ra những ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần của một người. Vì thế, nếu gặp vấn đề về tiết niệu, bạn nên loại bỏ tự ti và đi khám sớm để được điều trị kịp thời
Vbao co tri son tieu sau phau thuat ung thu tuyen tien liet khong ?
Chào anh,
Vương Bảo hiện là sản phẩm dành riêng cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. Sản phẩm kế thừa và chuyển giao kết quả từ đề tài Nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu cây Náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt” do TS. Nguyễn Bá Hoạt -Viện Dược liệu TW tiến hành. Theo nghiên cứu thì Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm khối u xơ tiền liệt tuyến lên đến 35,4 %. Ngoài ra, Vương Bảo còn được phối hợp thêm các vị thuốc như: Sài hồ nam, Hải trung kim, Rau tàu bay…để làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi đi tiểu ở người bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Với trường hợp này của anh thì anh nên đi khám lại và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Cần tư vấn thêm thông tin, anh vui lòng gọi lên tổng đài 18001258 (miễn cước) để được tư vấn cụ thể anh nhé.
Bác sĩ cho em hỏi là bị són tiểu nên đi khám ở bệnh viện nào ạ? Năm nay, em 26 tuổi ạ.
Chào Kiên! Biểu hiện tiểu són có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên đi khám từ bệnh viện tuyến huyện trở lên là được nhé. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước và hạn chế đồ cay nóng nhé. Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng gọi lên Tổng đài 18001258 trong giờ hành chính nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!