Tôi năm nay 47 tuổi, hai hôm trước tôi đột nhiên thấy nước tiểu của mình có xuất hiện đốm máu đỏ. Tôi rất lo lắng. Điều này có nguy hiểm không? Tiểu ra máu có thể khám ở khoa nào? Xin cảm ơn!
(Văn Bôn – Hà Nội)
Trả lời
Mục lục
Chào bác Bôn,
Tiểu ra máu là báo động về sức khỏe!
Nhìn thấy máu trong nước tiểu là một vấn đề đáng báo động. Trong một số trường hợp, nó có thể là nguyên nhân vô hại, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể chỉ ra những rối loạn nghiêm trọng, như:
- Bệnh thận liên quan đến chảy máu từ cầu thận (bệnh thận IgA, bệnh màng đáy mỏng, bệnh thận di truyền,...)
- Viêm tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận
- Sỏi thận và bàng quang
- Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH)
- Ung thư thận, niệu quản, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt
- Bất thường về chuyển hóa (canxi hoặc axit uric cao)
- Bệnh thận đa nang
- Rối loạn hệ thống đông máu
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- .v.v.
Việc nhìn thấy máu trong nước tiểu được gọi bằng thuật ngữ y tế là tiểu ra máu đại thể và chúng ta không bao giờ được bỏ qua triệu chứng này. Vì thế, việc bác cảm thấy lo lắng và cần phải đi khám là chính xác. Tuy nhiên, bác cũng không nên suy nghĩ quá nhiều, tiểu ra máu nếu được phát hiện sớm và đi khám kịp thời, việc điều trị sẽ mang lại kết quả tốt.
Tiểu ra máu khám ở khoa nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị đi tiểu ra máu, bệnh nhân có thể chọn khám tại một số khoa sau:
1. Khoa tiết niệu
Khoa tiết niệu là nơi chuyên điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục nam, rất phù hợp với người bị tiểu ra máu.
Khoa chuyên điều trị các bệnh lý liên quan đến:
- Hệ tiết niệu: thận, tuyến thượng thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
- Cơ quan sinh dục nam: dương vật, tinh hoàn, mào tinh, tuyến tiền liệt…
Khoa tiết niệu có thể tiến hành khám, điều trị và phẫu thuật một số bệnh lý như: tiểu ra máu, ung thư đường niệu, các dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu, vô sinh nam, thiểu năng sinh dục nam,...
Bác sĩ thuộc khoa tiết niệu có thể điều trị các bệnh tổng quát về đường tiết niệu hoặc chuyên sâu theo từng lĩnh vực như: bác sĩ tiết niệu nam (tập trung vào các vấn đề của đường tiết niệu và sinh sản nam); bác sĩ vô sinh nam (tập trung vào các vấn đề vô sinh); bác sĩ thần kinh học (tập trung vào các vấn đề tiết niệu do các điều kiện của hệ thần kinh); bác sĩ tiết niệu nhi khoa (tập trung vào các vấn đề tiết niệu ở trẻ em); bác sĩ ung thư tiết niệu (tập trung vào các bệnh ung thư của hệ tiết niệu, như bàng quang, thận, tuyến tiền liệt và tinh hoàn),...
2. Khoa nam học
Khoa Nam học là chuyên khoa tập trung vào sức khỏe sinh sản và tiết niệu nam giới, phù hợp với những trường hợp tiểu ra máu có liên quan đến các bệnh lý sinh dục nam hoặc tuyến tiền liệt. Khoa có nhiệm vụ khám, chữa bệnh, hội chẩn chuyên khoa điều trị các bệnh lý giới, tưu vấn sức khỏe sinh lý và sinh sản nam.
Ngoài ra, nếu là nữ giới thì còn có thể khám tiểu ra máu tại sản phụ khoa. Sản phụ khoa là chuyên khoa y tế bao gồm 2 ngành chính:
- Phụ sản, bao gồm mang thai, sinh nở và thời kì sau sinh
- Phụ khoa, bao gồm sức khỏe của hệ thống sinh sản nữ, âm đạo, tử cung, buồng trứng, vú,...
Khi bị đái ra máu nghi ngờ do viêm nhiễm các cơ quan thuộc hệ niệu sinh dục, phụ nữ có thể tới khám tại khoa này.
Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám tiểu ra máu
Để lựa chọn được cơ sở khám - chữa tiểu ra máu hiệu quả, bác nên dựa vào một số tiêu chí như:
– Kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế: Nếu bác muốn hưởng dịch vụ thăm khám từ thẻ bảo hiểm y tế, bác nên tới địa chỉ như đăng kí trên thẻ.
– Cơ sở vật chất. Hiện nay, cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện, phòng khám đang được nâng chuẩn lên từng ngày. Vì thế, bác nên lựa chọn những địa chỉ có cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, đạt các tiêu chuẩn chất lượng như: phòng khám tiếp bệnh kín đáo, phòng xét nghiệm chuyên biệt, quầy thuốc đạt chuẩn GPP, phòng trị liệu được vô trùng theo tiêu chuẩn,...
– Chi phí. Cơ sở khám chữa bệnh uy tín là nơi có sự minh bạch, công khai và hợp lý về chi phí.
Và thực tế cho thấy rằng, chi phí khám chữa bệnh cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới lựa chọn nơi khám của bệnh nhân. Vì thế, bác nên tham khảo kĩ phần này trước khi đi khám, bao gồm cả các chi phí phát sinh bổ sung.
– Khoảng cách. Nếu bác không muốn đi khám xa, mất nhiều công và bất tiện thì bác có thể lựa chọn các bệnh viện gần nơi ở của mình. Điều này cũng sẽ giúp thuận tiện hơn cho người chăm sóc nếu bác phải ở lại viện.
– Chất lượng, dịch vụ. Bác nên tham khảo trước những nhận xét về chất lượng, dịch vụ của địa chỉ mà mình định tới khám và không nên chọn những địa chỉ mà có nhiều đánh giá thấp. Để tìm hiểu điều này, bác có thể hỏi kinh nghiệm từ người thân, bạn bè - những người đã từng khám chữa bệnh tại đó hoặc đọc các bình luận trên internet.
– Đội ngũ y bác sĩ. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn và làm tăng tỉ lệ thành công của việc điều trị, giảm nguy cơ mắc các rủi ro. Vì thế, bác nên tìm hiểu thêm về đội ngũ y bác sĩ trước khi tới khám bệnh.
– Thời gian khám. Các bệnh viện lớn thường đông bệnh nhân và phải chờ trong thời gian khá dài mới tới lượt khám. Vậy nên bác có thể cân nhắc tìm hiểu các bệnh viện, phòng khám ít bệnh nhân hơn nhưng vẫn đảm bảo có uy tín, chất lượng.
Gợi ý đa chỉ khám tiểu ra máu uy tín
Địa chỉ khám ở Hà Nội
- Bệnh viện Việt Đức. Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Thanh Nhàn. Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện E Hà Nội. Địa chỉ: Số 87 - 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
- Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Địa chỉ: Số 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội
- Bệnh viện Việt Pháp. Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh Viện 19 - 8 Bộ Công An. Địa chỉ: Số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Bệnh viện Quân y 103. Địa chỉ: Số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Địa chỉ khám ở thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Bình Dân. Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, 4, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM
- Bệnh viện Nhân dân 115. Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TPHCM
- Bệnh Viện Quân Y 175. Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện 30 tháng 4. Địa chỉ: 9 Sư Vạn Hạnh, P.9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương. Địa chỉ: 486 Nguyễn Trãi, P.4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh Viện Hùng Vương. Địa chỉ: 128 Hùng Vương, P.12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Các tỉnh, thành phố khác
Với các tỉnh thành phố khác, bệnh có thể tới các bệnh viện đa khoa hoặc phòng khám gần nơi mình sinh sống.
Trên đây, tôi đã giải đáp giúp bác bôn câu hỏi "Tiểu ra máu khám ở đâu? Chuyên khoa nào" và một số tiêu chí khi lựa chọn địa chỉ khám.
Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp thêm, bác có thể gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn phí cước).