Tôi được chẩn đoán mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt cách đây 5 tháng. Hiện tại tôi vẫn đang uống thuốc điều trị bệnh. Bác sĩ cho tôi hỏi căn bệnh phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Nếu có thì mức độ nguy hiểm phì đại tiền liệt tuyến như thế nào? Nên làm sao để phì đại tiền liệt tuyến giảm nguy hiểm đến mức thấp nhất? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
(Trần Văn Minh, 59 tuổi, Bạc Liêu)
Trả lời
Chào bác Minh,
Vuongbao.com xin gửi lời cảm ơn tới bác đã dành thời gian gửi câu hỏi. Với những thắc mắc của bác, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?
Có thể nói phì đại tiền liệt tuyến là một căn bệnh không quá nguy hiểm vì:
- Bệnh có thể chữa trị được. Việc chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu giúp đạt cải thiện bệnh nhanh và dễ dàng hơn nhiều.
- Là căn bệnh lành tính. Không phải dạng ung thư tuyến tiền liệt.
- Bệnh có phát triển nặng lên (dấu hiệu điển hình là kích thước khối phì đại tuyến tiền liệt ngày càng to hơn theo tuổi tác)
- Là căn bệnh thường gặp ở nam giới (khoảng hơn 70% nam giới mắc căn bệnh này khi ở độ tuổi trung niên).
- Tỷ lệ điều trị thành công là rất cao, chỉ cần người bệnh dùng đúng thuốc và điều trị dài kì.
Mặc dù là căn bệnh lành tính không quá nguy hiểm nhưng phì đại tiền liệt tuyến có thể phát triển âm thầm với kích thước to dần theo thời gian. Một kích thước tuyến tiền liệt bình thường có trọng lượng khoảng 20g - 25g với hình dáng giống như quả óc chó. Nhưng khi tuyến tiền liệt phì đại có thể có trọng lượng đạt trên 100g (thậm chí gần 200g) với kích thước lớn đồng nghĩa nó sẽ chèn ép vào các bộ phận xung quanh đặc biệt là niệu đạo, bàng quang gây ra hiện tượng rối loạn tiểu tiện như: khó tiểu, tiểu buốt kèm tiểu rắt; tiểu không hết, tiểu nhỏ giọt, tiểu đêm... gây làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe.
Phì đại tiền liệt tuyến nguy hiểm như thế nào?
- Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới: Tuyến tiền liệt phì đại chèn ép bàng quang & niệu đạo, khiến nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang. Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi tiểu, tiểu khó.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm bể thận): Do nhiễm trùng tiết niệu dưới không được điều trị kịp thời, vi khuẩn lan lên thận gây viêm bể thận, có thể ảnh hưởng một hoặc cả hai bên thận.
- Mất chức năng bàng quang: Tuyến tiền liệt phì đại chèn ép bàng quang liên tục, khiến bàng quang căng chướng, co bóp không hiệu quả, gây tiểu lắt nhắt, tiểu són, thậm chí mất kiểm soát hoàn toàn.
- Sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang: Nước tiểu lắng đọng lâu ngày do bàng quang không đẩy hết nước tiểu ra ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và cặn lắng kết thành sỏi.
- Suy thận: Tắc nghẽn dòng nước tiểu kéo dài làm tăng áp lực lên thận, gây viêm bể thận, suy thận cấp hoặc mãn tính. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong.
- Rối loạn cương dương: Tuy chưa có nghiên cứu khẳng định chắc chắn, nhưng phì đại tuyến tiền liệt có thể liên quan đến sự suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới trung niên.
Nêm làm gì để giảm mức độ nguy hiểm của phì đại tiền liệt tuyến?
Để làm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh phì đại tiền liệt tuyến, hạn chế việc xuất hiện các biến chứng cũng như giúp việc chữa trị bệnh đạt hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo một số việc nên làm sau:
- Uống thuốc đầy đủ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Nên nhớ rằng việc chữa trị bệnh ngày từ khi phát hiện bệnh, ngay từ khi bệnh còn ở giai đoạn mới chớm giúp làm tăng tỉ lệ giảm kích thước tuyến tiền liệt về mức trung bình, rút ngắn thời gian chữa trị bệnh cũng như làm giảm mức chi phí điều trị.
- Không uống nước vào buổi tối sau 21h. Khi uống nước vào khoảng thời gian này có thể khiến thận không lọc kịp phần lớn lượng nước. Từ đó khiến thận ít được nghỉ ngơi khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ; dễ gây chứng tiểu đêm nhiều lần, mất ngủ, mệt mỏi cho bệnh nhân.
- Không uống, sử dụng các đồ uống chứa cồn, chất kích thích như: bia, rượu, cafe, thuốc lá... vì nó có thể khiến các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt trầm trọng hơn.
- Có chế độ ăn uống hợp lý. Cân bằng lượng rau xanh, chất xơ với lượng protein cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Đặc biệt người bệnh nên bổ sung các loại đậu nành, cà chua, vừng, ớt chuông... vì đây là các loại rau củ rất có lợi cho người bệnh mắc u xơ tuyến tiền liệt.
- Dành thời gian vận động mỗi ngày. Đây là cách làm không chỉ giúp làm giảm các nguy cơ biến chứng phì đại tuyến tiền liệt mà còn giúp nâng cao sức khỏe người bệnh, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.
- Giữ cân nặng ổn định. Việc thừa cân, béo phì có thể khiến bệnh phì đại tuyến tiền liệt biến chuyển xấu đi; hoặc làm ảnh hưởng đến một số tác dụng điều trị bệnh. Vì vậy việc giữ cân nặng ổn định, có kế hoạch giảm cân khi bị dư thừa là điều bệnh nhân nên lưu ý.
- Dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược: Do bệnh lý phì đài tiệt tuyến tuyến cần được điều trị lâu dài để có thể giảm kích thước khối u, người bệnh nên dùng các sản phẩm như là Vương Bảo. Đây là sản phẩm có 100% thành phần là thảo dược, đã được sản xuất theo công nghệ hiện đại để đảm bảo hàm lượng và công dụng tốt nhất.
Người bệnh nên dùng Vương Bảo từ 3-6 tháng để giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt về bình thường. Đồng thời, để hạn chế khối u phát triển lại và đảm bảo các chức năng tiểu tiện được ổn định, sau khi dùng Vương Bảo có hiệu quả tốt rồi vẫn nên dùng với liều duy trì. Vương Bảo là sản phẩm đã có nhiều năm trên thị trường, được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương cho tác dụng tốt.
Với câu hỏi "phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Nếu có thì mức độ nguy hiểm phì đại tiền liệt tuyến như thế nào? Nên làm sao để phì đại tiền liệt tuyến giảm nguy hiểm đến mức thấp nhất? " của bác, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hy vọng gửi đến bác được những thông tin hữu ích.
Chúc bác cùng gia đình thật nhiều sức khỏe và bình an!