Tiểu buốt ra máu ở nam giới là dấu hiệu bất thường của hệ tiết niệu. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chức năng thận nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đái buốt ra máu ở nam giới là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Phân loại đái buốt ra máu ở nam giới
Đái buốt ra máu là tình trạng vừa có cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu, vừa có sự xuất hiện của hồng cầu trong nước tiểu. Tùy theo mức độ, tình trạng này có thể chia thành hai dạng chính:
- Đái buốt kèm tiểu máu vi thể: Người bệnh cảm thấy đau buốt khi đi tiểu nhưng nước tiểu vẫn có màu bình thường. Máu trong nước tiểu chỉ được phát hiện qua xét nghiệm.
- Đái buốt kèm tiểu máu đại thể: Nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu sậm, có thể kèm theo cục máu đông. Cảm giác đau rát thường rõ rệt, gây khó chịu và lo lắng cho người bệnh.
Tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiết niệu và cần được thăm khám, điều trị kịp thời.
Đái buốt ra máu ở nam giới là bệnh gì?
Đái buốt ra máu không phải là một bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất:
Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm ngay dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Khi tuyến này bị viêm, hệ tiết niệu có thể bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng đái buốt, tiểu ra máu.
- Nguyên nhân: Viêm tuyến tiền liệt có thể do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn. Trong đó viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn thường phát triển từ từ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, khó chẩn đoán và điều trị hơn bởi nhiều khi không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
- Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu gấp, nước tiểu đục, xuất tinh đau, khó chịu vùng chậu.
- Mức độ nguy hiểm: Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, viêm mào tinh hoàn, áp xe tuyến tiền liệt hoặc gây rối loạn chức năng tình dục, đau vùng chậu mãn tính.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo) là phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân gây đái buốt ra máu ở nam giới.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) từ đường ruột xâm nhập vào niệu đạo.
- Triệu chứng: Tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu, tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, tiểu gấp, khó nhịn tiểu, đau tức vùng bụng dưới (gần xương mu)…
- Mức độ nguy hiểm: Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan lên thận, gây viêm thận – bể thận, suy thận, nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nam giới nên thăm khám sớm để được điều trị đúng cách.

Sỏi thận
Sỏi thận là những tinh thể khoáng chất tích tụ trong thận, hình thành khi nồng độ khoáng chất trong nước tiểu quá cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây đái buốt ra máu ở nam giới.
- Nguyên nhân: Uống ít nước, chế độ ăn nhiều oxalat hoặc natri, protein động vật, nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài, di truyền, rối loạn chuyển hóa…
- Triệu chứng: Đau dữ dội vùng lưng, hông và lan xuống bụng dưới, tiểu buốt, nóng rát, tểu ra máu (nước tiểu hồng, đỏ, nâu), tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu đục, có mùi hôi, buồn nôn, ói mửa khi sỏi di chuyển.
- Mức độ nguy hiểm: Sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải qua nước tiểu, nhưng sỏi lớn có thể mắc kẹt trong niệu quản, gây tắc nghẽn, nhiễm trùng thận, thậm chí suy thận nếu không điều trị kịp thời. Nam giới có dấu hiệu sỏi thận nên đi khám sớm để được xử lý đúng cách.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
STD là nhóm bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng lây qua quan hệ tình dục không an toàn.
- Một số bệnh có thể gây đái buốt ra máu ở nam giới, bao gồm: bệnh lậu, Chlamydia, Herpes sinh dục, giang mai.
- Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu ra máu, tiết dịch bất thường từ dương vật, loét, sưng đỏ hoặc phát ban vùng kín, đau khi quan hệ tình dục, sưng đau tinh hoàn.
- Mức độ nguy hiểm: Nếu không điều trị kịp thời, STD có thể gây biến chứng nguy hiểm như vô sinh, viêm tinh hoàn, nhiễm trùng máu, hoặc tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Nam giới có triệu chứng nghi ngờ nên đi khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị sớm.

Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào trong bàng quang phát triển bất thường và không kiểm soát. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là nam giới trên 55 tuổi.
- Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ: Thói quen hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với môi trường có hóa chất độc hại nhu sơn, cao su, dệt may, kim loại; viêm bàng quang kéo dài, di truyền và đột biến gen…
- Triệu chứng: Tiểu ra máu (không đau hoặc có đau buốt kèm theo), tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, đau vùng bụng dưới, lưng dưới, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, đau xương (triệu chứng muộn khi ung thư đã di căn)…
- Mức độ nguy hiểm: Nếu được phát hiện sớm, ung thư bàng quang không xâm lấn cơ có thể điều trị hiệu quả. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 77%, sau 10 năm là 70%, nhưng giảm mạnh nếu ung thư đã xâm lấn hoặc di căn.

Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc hóa trị ung thư (như cyclophosphamide, ifosfamide), có thể gây kích ứng bàng quang, dẫn đến viêm bàng quang xuất huyết – tình trạng có thể gây tiểu buốt, tiểu ra máu.
Trong trường hợp này, người bệnh không nên tự ý ngừng thuốc mà cần làm như hướng dẫn sau:
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện tiểu buốt ra máu để được tư vấn và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
- Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm kích ứng bàng quang.
- Theo dõi các triệu chứng khác như đau vùng bụng dưới, tiểu khó, tiểu nhiều lần để báo cho bác sĩ kịp thời.
Đái buốt ra máu nên đi khám khi nào?
Nếu nam giới bị đái buốt ra máu thì nên đi khám bác sĩ trong vòng 1-2 ngày sau khi gặp hiện tượng này. Với những người đi tiểu ra một lượng máu lớn, không thể đi tiểu hoặc bị đau buốt dữ dội thì nên đi khám ngay.
Ngoài ra, để giúp việc phát hiện, chẩn đoán và điệu trị có thể diễn ra thuận lợi hơn, trước khi đi khám, ta cần:
- Lên danh sách các triệu chứng, bao gồm cả các triệu chứng có vẻ không liên quan như ốm, sốt, đau đầu,…
- Các thông tin y tế chính, bao gồm các tình trạng khác mà bản thân đang điều trị
- Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc các chất bổ sung khác đang dùng
- Chuẩn bị trước một số câu hỏi dành cho bác sĩ, chẳng hạn: Nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng của tôi là gì? Tình trạng này có là vĩnh viễn không hay tạm thời? Có những phương pháp điều trị nào?…
Cách chẩn đoán đái buốt ra máu ở nam giới
Để chẩn đoán chính xác tình trạng đái buốt ra máu ở nam, các biện pháp dưới đây sẽ được áp dụng:
1. Khai thác tiền sử bệnh
Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về:
- Triệu chứng (mức độ, thời gian xuất hiện).
- Các bệnh lý hiện có.
- Thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Kết quả xét nghiệm sẽ giúp phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, phát hiện bệnh lý thận hoặc các vấn đề khác.
3. Xét nghiệm bổ sung nếu cần
Dựa trên kết quả xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định thêm:
- Siêu âm, chụp CT để kiểm tra sỏi thận, ung thư bàng quang.
- Nội soi bàng quang để quan sát bên trong đường tiết niệu.
Điều trị đái buốt ra máu
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng đái buối ra máu thì các bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp. Một cố cách điều trị bạn có thể tham khảo như:
Phương pháp điều trị theo Tây y
Các phương pháp điều trị Tây y thường mang lại hiệu quả nhanh chóng và được áp dụng phổ biến. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sử dụng thuốc:
Do viêm nhiễm (viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục):
- Kháng sinh nhóm cephalosporin (thế hệ mới).
- Thuốc giảm đau (paracetamol).
Do sỏi thận (trường hợp sỏi nhỏ, chưa cần phẫu thuật):
- Thuốc giảm đau.
- Kháng sinh nhóm quinolon hoặc cephalosporin.
- Thuốc cầm máu (tranexamic acid).
Can thiệp ngoại khoa:
Nếu tình trạng nặng hoặc thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật:
- Mổ nội soi: Ít xâm lấn, hồi phục nhanh.
- Mổ mở: Áp dụng khi sỏi thận lớn, ung thư bàng quang hoặc tổn thương phức tạp.
Phương pháp điều trị theo Đông y
Đông y quan niệm rằng đái buốt ra máu chủ yếu do thận hư, bàng quang thấp nhiệt, viêm nhiễm đường tiểu hoặc sỏi tiết niệu. Vì vậy, các bài thuốc Đông y thường tập trung vào việc cải thiện chức năng thận và bàng quang, giúp điều trị tận gốc nguyên nhân.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng:
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: Cam thảo, mộc hương, sinh địa mỗi thứ 12g, sinh địa, lá tre, kim ngân và nhọ nồi mỗi vị 16g, tam thất 4g.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu với 500ml nước, đun đến khi còn 150ml là được. Lọc bỏ bã, chắt lấy phần nước thuốc và uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: Kỷ tử, trắc bá diệp, mạch môn, rễ cỏ tranh, thạch hộc, sa sâm mỗi vị 12g, cỏ nhọ nồi 12g, a giao 8g.
- Cách thực hiện: Bạn cho tất cả nguyên liệu cùng với 600ml nước. Đun đến khi nước cạn còn 200ml thì chắt ra bát. Bạn chia nước thành 3 phần bằng nhau và uống trước các bữa ăn.
Phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng đái buốt ra máu với các trường hợp nhẹ, không do bệnh lý.
Sử dụng bí xanh
- Chuẩn bị: Một trái bí xanh đã gọt vỏ và đem rửa sạch.
- Giã nhuyễn bí rồi chắt lấy nước, thêm vào một ít muối.
- Mỗi ngày, bạn uống một ly nước bí, uống liên tục trong 10 ngày để cải thiện tình trạng đái buốt ra máu.
Sử dụng củ sắn dây
- Gọt vỏ, rửa sạch củ sắn dây, thái lát mỏng rồi phơi khô giòn.
- Nghiền thành bột mịn, rây lại để loại bỏ phần xơ.
- Mỗi lần lấy 10g bột sắn dây pha với nước ấm, uống mỗi ngày trong 10 ngày để hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng tiểu buốt ra máu ở nam giới. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1258 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc bạn sức khỏe!