Tiểu đêm nhiều lần không chỉ gây mất ngủ, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh lý nam giới. Đặc biệt, nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác. Vậy đâu là nguyên nhân gây tiểu đêm ở nam giới và làm thế nào để cải thiện hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tiểu đêm nam giới là gì?
Tiểu đêm (đái đêm) là tình trạng phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Có ba dạng tiểu đêm chính:
- Đa niệu về đêm: Cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu vào ban đêm, khiến bạn phải thức dậy trên 2 lần để đi vệ sinh.
- Vấn đề lưu trữ bàng quang: Bàng quang không thể chứa đủ nước tiểu hoặc không làm trống hoàn toàn, dẫn đến tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
- Tiểu đêm hỗn hợp: Kết hợp cả hai vấn đề trên, thường gặp ở người có bệnh lý mãn tính.
Theo thống kê, 2/3 dân số ở độ tuổi 55-84 gặp các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đêm. Tuy nhiên hiện nay, chứng tiểu đêm ngày càng phổ biến với người trẻ, hiện tượng này được gọi là tiểu đêm ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm ở nam giới
Tiểu đêm ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chia thành hai nhóm chính:
Nguyên nhân không do bệnh lý
Các nguyên nhân không do bệnh lý bao gồm:
- Lão hóa: Khi chúng ta già đi, cơ thể sản xuất ít hormone chống bài niệu, dẫn đến tăng sản xuất nước tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, các cơ trong bàng quang cũng trở nên suy yếu theo thời gian, khiến việc giữ nước tiểu trở nên khó khăn hơn.
- Thói quen uống nhiều nước: Uống nhiều nước, đặc biệt là trà, rượu, cà phê vào buổi tối dễ làm tăng số lần đi tiểu ban đêm.
Nguyên nhân do bệnh lý
Tiểu đêm có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:
- U xơ tuyến tiền liệt: U xơ tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt) chèn vào niệu đạo, bàng quang, gây tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Trong đó, tiểu đêm là triệu chứng khó chịu thường gặp nhất ở bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt.
- Viêm bàng quang: Bàng quang bị viêm có thể khiến người bệnh mắc chứng tiểu nhiều lần, cả ngày lẫn đêm.
- Sỏi thận: Sỏi thân là những tinh thể rắn xuất hiện trong thận, gây ra các triệu chứng như tiểu nhiều vào cả ngày lẫn đêm, tiểu đục, tiểu rắt, bí tiểu.
- Khó thở khi ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ làm việc oxy cung cấp cho não bị giảm và gián đoạn, khiến bạn phải thức giấc, tăng nguy cơ đi tiểu vào ban đêm. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng làm rối loạn hormone, tăng sản xuất nước tiểu ban đêm.
- Chứng phù chân: Phù chân là hiện tượng các mô ở chân tích tụ chất lỏng, khiến chân bị sưng lên. Vào ban đêm, khi ta nằm xuống, các chất lỏng tích tụ này sẽ được giải phóng và đi tới bàng quang, gây tiểu đêm.
- Bệnh tim: Bệnh làm giảm cung cấp oxy tới tim, giảm co mạch thận từ đó làm tăng sự hình thành nước tiểu vào ban đêm.
- Béo phì: Một thống kê cho thấy, 44% nam giới béo phì phải đi tiểu nhiều hơn hai lần vào ban đêm. Những người đàn ông có vòng eo càng lớn, tỉ lệ đi tiểu nhiều vào ban đêm càng tăng.
- Tác dụng của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là chứng tiểu đêm, điển hình là thuốc lợi tiểu thường dùng trong điều trị cao huyết áp.
- Nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng bàng quang: Tình trạng nhiễm trùng gây ra cảm giác nóng rát thường xuyên và khiến bệnh nhân phải đi tiểu khẩn cấp suốt cả ngày lẫn đêm.
- Bệnh lý khác: Các bệnh lý như tiểu đường, tăng canxi máu, ung thư tuyến tụy, u nang tủy… cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu đêm.

Triệu chứng tiểu đêm ở nam giới
Tiểu đêm ở nam giới có thể xuất hiện thường xuyên hoặc thỉnh thoảng, với các biểu hiện sau:
- Thức dậy đi tiểu từ hai lần trở lên mỗi đêm.
- Giấc ngủ bị gián đoạn, gây mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Tiểu gấp: Cảm giác buồn tiểu đột ngột vào ban đêm nhưng đôi khi lượng nước tiểu ít.
- Tiểu rắt, tiểu không hết: Cảm giác đi tiểu nhiều lần nhưng vẫn chưa hết.
- Tiểu buốt, tiểu khó: Có thể kèm theo cảm giác đau rát khi đi tiểu.
Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, gây suy nhược cơ thể và làm giảm hiệu suất làm việc ban ngày.
Tiểu đêm có nguy hiểm thế nào?
Tiểu đêm không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống:
- Rối loạn giấc ngủ: Thức dậy nhiều lần vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi, giảm tập trung, tăng nguy cơ trầm cảm và có thể làm giảm tuổi thọ.
- Tăng nguy cơ té ngã: Đặc biệt ở người cao tuổi, tiểu đêm nhiều lần làm tăng nguy cơ mất thăng bằng, té ngã khi di chuyển vào ban đêm.
- Dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm: Tiểu đêm có thể là triệu chứng của các bệnh như suy tim, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt…
- Ảnh hưởng đến người thân: Việc thức dậy đi tiểu có thể làm gián đoạn giấc ngủ của đối tác, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của cả hai.
- Nếu tiểu đêm kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Cách chẩn đoán chứng tiểu đêm
Việc chẩn đoán chính xác giúp xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế ảnh hưởng của tiểu đêm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tiểu đêm thông qua thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân chính xác:
- Đánh giá triệu chứng: Bác sĩ có thể đặt câu hỏi về tần suất tiểu đêm, thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng, mức độ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày, cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt trước khi đi ngủ.
- Thăm khám lâm sàng: Kiểm tra thể chất, đặc biệt là hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt (đối với nam giới).
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Bao gồm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết, chức năng thận, nồng độ hormone hoặc siêu âm để đánh giá bàng quang và tuyến tiền liệt. Nếu nghi ngờ nguyên nhân khác, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu.

Điều trị bệnh tiểu đêm ở nam giới
Việc điều trị tiểu đêm cần dựa vào nguyên nhân cụ thể. Mỗi nguyên nhân có phương pháp điều trị khác nhau, không có một loại thuốc chung áp dụng cho tất cả trường hợp.
Điều trị theo nguyên nhân
Nếu tiểu đêm do bệnh lý: cần điều trị dứt điểm bệnh nền như phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường, viêm đường tiết niệu… Khi bệnh được kiểm soát, tình trạng tiểu đêm sẽ giảm.
Nếu tiểu đêm không do bệnh lý: nên thay đổi thói quen sinh hoạt.
- Hạn chế uống nước trước khi ngủ, tránh các đồ uống lợi tiểu như rượu, trà, cà phê, nước ngọt.
- Tránh các thực phẩm dễ kích thích bàng quang trước giờ ngủ, như: Cháo, canh, súp, trái cây có múi (cam, chanh, quýt), dưa chuột, cà chua, Sô-cô-la, thức ăn cay…

Điều trị bằng thuốc
Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:
- Nhóm thuốc kháng acetylcholine, cholinergic: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn khi bàng quang hoạt động quá mức vào ban đêm. Từ đó giúp cải thiện số lần tiểu đêm cho bệnh nhân.
- Nhóm thuốc antimuscarinic. Nhóm thuốc này chứa các thụ thể muscarinic acetylcholine, có khả năng ngăn chặn sự hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà lựa chọn loại thuốc phù hợp.
- Thuốc chẹn alpha – 1. Nhóm thuốc này thường được kê cho những bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt. Tác dụng làm tăng trương lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang mở ra dễ dàng, từ đó cải thiện các triệu chứng tiểu đêm có liên quan đến chức năng tống xuất nước tiểu ở bàng quang.
- Các loại thuốc an thần. Tiểu đêm có thể gây mất ngủ, căng thẳng, khó ngủ lại, gây ra nhiều tiêu cực tới cuộc sống. Vì thế, bệnh nhân có thể cần sử dụng thêm các loại thuốc an thần để hạn chế tình trạng trên.
Sử dụng TPBVSK Vương Bảo
Vương Bảo là sản phẩm có tác dụng tốt giúp giảm tiểu đêm ở nam giới do bịu xơ tuyến tiền liệt. Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời Náng Hoa Trắng còn giúp kiểm soát khả năng ung thư hóa cho bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến.
Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Để đặt mua Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY
Điều trị phối hợp
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể thực hiện thêm một số kỹ thuật đào tạo bàng quang, giúp nó kiểm soát tốt hơn các cơn co thắt.
Cách thực hiện như sau:
- Lên lịch để đi vệ sinh vào những giờ cố định trong ngày, mỗi lần cách nhau 2-4 tiếng.
- Dù có buồn đi vệ sinh hay không, vẫn phải vào nhà vệ sinh và cố thực hiện việc đi tiểu.
Kiên trì thực hiện theo thời gian, cơ bàng quang sẽ trở nên tốt hơn và có thể hạn chế tình trạng tiểu đêm.
Lưu ý: bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ rước khi thực hiện.
☛ Xem đầy đủ: Cách trị bệnh tiểu đêm
Kết luận
Tiểu đêm ở nam giới là tình trạng phổ biến, gặp ở 50% bệnh nhân tuổi từ 60-70 và ảnh hưởng tới 62% bệnh nhân ở độ tuổi 70-80. Để điều trị tiểu đêm, bạn cần tới gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phác đồ điều trị hợp lý. Song song với đó, bạn có thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đêm.