Tiền liệt tuyến (TLT) chỉ có ở nam giới. viêm tlt là một bệnh có thể gặp ở nam thanh niên, với người cao tuổi (NCT) bệnh chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Nguyên nhân có thể do rượu bia, thuốc lá, thuốc lào hoặc sinh hoạt tình dục không bình thường. Viêm tiền liệt tuyến gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là loại cấp tính.
1. Nguyên nhân gây bệnh:
TLT là một cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tinh dịch và đóng vai trò quan trọng trong sinh dục, đồng thời TLT có vai trò trong việc điều hòa tiểu tiện.
Nguyên nhân của viêm TLT có rất nhiều loại khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bị viêm TLT không do nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao hơn nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhưng nguyên nhân là gì thì người ta đang tiếp tục nghiên cứu. Viêm TLT không do nhiễm khuẩn, thông thường do tình cờ bác sĩ phát hiện bởi khám bệnh về đường sinh dục tiết niệu vì một lý do nào đó. Với loại viêm TLT do nhiễm khuẩn hay gặp là do viêm ở một số cơ quan lân cận rồi lan sang viêm TLT như: viêm trực tràng, tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, nhưng hay gặp nhất trong số đó là viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo, bàng quang, thận, đặc biệt là viêm niệu đạo).
Thủ phạm gây viêm ở đường tiết niệu có thể là do vi khuẩn hoặc do virút, vi khuẩn thường gặp tụ cầu vàng (s.aureus), tụ cầu da (s. epidermidis) hoặc tụ cầu hoại sinh (s. saprophyticus), liên ucầu (streptococcus), lậu cầu (n. gonorrhaeae), mycoplasma, chlamydia, vi khuẩn đường ruột mà điển hình là e.coli, hoặc giả bạch hầu (corynebactorium hoffmanii), vi khuẩn lao (m. tuberculosis). một đặc điểm được ghi nhận là nếu viêm TLT do nhiễm khuẩn thì ít khi xuất hiện ung thư TLT. Ngoài ra, viêm TLT còn do chấn thương vùng hạ vị hoặc do bị cảm lạnh đột ngột.
2. Triệu chứng viêm tiền liệt tuyến:
Có hai loại bệnh viêm TLT, đó là viêm TLT cấp tính và viêm TLT mãn tính. Đối với viêm TLT tuyến cấp tính bệnh xảy ra đột ngột, có sốt (có thể sốt vừa, thậm chí sốt cao nếu độc lực của vi khuẩn mạnh), ớn lạnh, rét run, đau đầu, đau vùng hạ vị và khắp thân mình như dạng bệnh bị cảm. người bệnh thường có dấu hiệu buồn đi tiểu (mót tiểu) và đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau, rát, buốt, tiểu không hết, tiểu són, có khi không tiểu được, có thể tiểu ra máu.
Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo đau vùng tiểu khung và khi xuất tinh thấy đục, cần cảnh giác cao với viêm TLT cấp tính bởi vì, bệnh có thể sẽ dẫn tới một số biến chứng như áp-xe TLT, hình thành tổ chức xơ, bí tiểu cấp tính, viêm mào tinh hoàn, viêm nội mạc cơ tim, thậm chí nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm cho tính mạng, nếu ổ viêm ở đỉnh của TLT có thể sẽ phát triển thành những tổ chức xơ ở cổ bàng quang hoặc nếu viêm nhiễm xảy ra ở vùng đáy của TLT thì có thể gây ra những đợt viêm kịch phát, nguồn gốc của những đợt đau và đái ra mủ liên tục một số biến chứng viêm TLT có thể dẫn tới vôi hóa TLT nếu không được điều trị dứt điểm.
Đối với viêm TLT mãn tính thường có rối loạn tiểu tiện (đi tiểu nhiều lần, tiểu són gần như lần nào cũng có), đái máu vi thể hoặc đại thể (đái máu vi thể là mắt thường không nhìn thấy máu, phải có sự hỗ trợ khi soi cặn nước tiểu dưới kính hiển vi quang học, còn đái máu đại thể là người bệnh và bác sĩ khám bệnh đều nhìn thấy nước tiểu màu đỏ hồng). một số trường hợp thỉnh thoảng thấy tiểu ra máu lẫn tinh dịch, vùng hạ vị lúc nào cũng có cảm giác tức và đau âm ỉ, ngoài ra, viêm TLT mãn tính còn thấy biểu hiện giảm hưng phấn tình dục hoặc rối loạn xuất tinh, ảnh hưởng đến sinh sản (ở độ tuổi sinh sản). Ngoài ra, viêm TLT mãn tính có thể gây rối loạn giấc ngủ (ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, ngủ ít và khi tỉnh giấc thì khó ngủ trở lại).
3. Điều trị và dự phòng:
Khi nam giới ở tuổi trưởng thành và nhất là NCT khi có biểu hiện về viêm TLT có ít hoặc nhiều triệu chứng như vừa nêu trên cần đi khám bệnh ngay không nên để bệnh trở thành mãn tính gây khó khăn cho việc chữa trị. đi khám bệnh càng sớm càng tốt để loại trừ một số bệnh về TLT hoặc đường tiết niệu như: lao TLT, ung thư TLT hoặc viêm đường tiết niệu. dùng kháng sinh và chống viêm là cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh đối với viêm tlt do nhiễm khuẩn, nhưng phải do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc không để biến chứng xảy ra hoặc bệnh chuyển sang mạn tính.
Cần điều chỉnh các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày cho thích hợp như không nên ngồi ở các loại ghế cứng mà nên ngồi các loại ghế mềm (có đệm) nhằm hạn chế sức nặng đè lên TLT. Không nên ngồi quá lâu trong nhiều giờ liền làm ảnh hưởng đến lưu thông máu đến TLT.
Tránh lao động quá nặng so với sức lực và tuổi tác của mình, không nên sinh hoạt tình dục thái quá, nên tập thể dục đều đặn và nên xoa vùng bụng dưới (hạ vị) hàng ngày nhất là trước khi đi ngủ buổi tối và sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. Cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cơ thể và nhất là bộ phận tiết niệu- sinh dục. Không nên ăn, uống các chất kích thích quá nhiều, nhất là rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU
Tôi 37t tiểu rát buốt nhiều nhất là đi tắm đang tắm tiểu rất rát có khi rát từng cớn đau tức bụng dưới thường đi tiểu nhưng ít tia nước tiểu yếu hai tia đau thắt lưng hai bên và đau tức tinh hoàn siêu âm nói tràng dịch hai bên lượng ít có bị nút kẽ hậu môn nữa trường hợp của tôi không biết có uống được vương bảo? Đi khám bác sỹ kết luận viêm tuyến tiền liệt mạn tính mong tư vấn
Chào anh Cong,
Viêm tuyến tiền liệt (TTL) mạn thường là biến chứng của viêm túi tinh mạn tính hoặc có thể tiếp theo sau viêm TTL cấp. Bệnh thường chỉ gây cảm giác khó chịu như đau vùng hạ vị và tầng sinh môn, xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục hoặc một số triệu chứng tiết niệu như: mót tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Việc điều trị viêm TTL mạn thường phải tuân theo kháng sinh đồ của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, việc điều trị viêm TTL mạn thường khó khăn, kéo dài và thất thường, vì vi khuẩn khả năng bám trụ lâu dài trong tuyến, sự thâm nhập kháng sinh để diệt chúng bị hạn chế do tính chất kiềm của dịch TTL. Vương Bảo hiện là sản phẩm dành riêng cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, trường hợp viêm tuyến tiền liệt đáp ứng không cao. Anh nên kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và định kỳ tái khám kiểm tra để tình trạng bệnh sớm ổn định anh nhé!
Cần hỗ trợ thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc anh và gia đình sức khỏe!
Bị đường tiết niệu uống thuốc vương bảo đc k ạ?khó đi tiểu ý
Chào chị Nga,
Vương Bảo hiện là sản phẩm dành riêng cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, nữ giới không sử dụng chị nhé! Trường hợp có vấn đề về hệ tiết niệu, chị nên đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!