U tuyến tiền liệt ở nam giới có 3 loại. Mỗi dạng u sẽ có những đặc điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu về u tuyến tiền liệt cũng như mức độ nguy hiểm của từng loại nhé!
Mục lục
U tiền liệt tuyến là gì?
U tuyến tiền liệt là sự xuất hiện của khối u hoặc u nang trong tuyến tiền liệt nam giới.
- Khối u: gồm mô bất thường có thể lành tính hoặc ác tính
- Khối u nang: là túi chứa khí, chất lỏng hoặc vật liệu khác, phần lớn không phải ung thư
Có 3 loại u tuyến tiền liệt khác nhau, gồm:
- U xơ tuyến tiền liệt: khối u lành tính, không gây ung thư nhưng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện.
- U tuyến tiền liệt ác tính (Ung thư tuyến tiền liệt): nguy hiểm có thể di căn
- U nang tuyến tiền liệt: phần lớn không phải là ung thư.

U xơ tuyến tiền liệt lành tính
U xơ tuyến tiền liệt lành tính, hay phì đại tuyến tiền liệt, là tình trạng tuyến tiền liệt tăng trưởng quá mức khi nam giới lớn tuổi. Sự phì đại này chèn ép niệu đạo, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Tình trạng này rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi và không phải ung thư, cũng không làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thực sự của u xơ tuyến tiền liệt vẫn chưa được biết. Nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm
- Tuổi tác và sự lão hóa
- Nồng độ hormone testosterone
- Tiền sử gia đình
- Rối loạn lipid, béo phì
- Sử dụng thuốc
- …

Triệu chứng
U xơ tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng của đường tiết niệu dưới, thường gặp là:
- Tiểu nhiều lần (> 8 lần một ngày)
- Tiểu gấp, không có khả năng trì hoãn đi tiểu
- Tiểu khó
- Tiểu yếu, dòng nước tiểu bị gián đoạn
- Tiểu rắt
- Tiểu đêm
- Bí tiểu
- Tiểu không tự chủ
- Đau sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu
- Nước tiểu có một màu sắc bất thường hoặc có mùi
- .v.v.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán u xơ tuyến tiền liệt dựa trên:
- Tiền sử bệnh án: Đánh giá triệu chứng, thuốc đang dùng và lịch sử bệnh gia đình.
- Khám sức khỏe: Kiểm tra tổng quát, vùng xung quanh tuyến tiền liệt và khám trực tràng kỹ thuật số.
- Xét nghiệm y tế giúp xác định vấn đề đường tiết niệu liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt, bao gồm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm (PSA), xét nghiệm huyết động, nội soi bàng quang, siêu âm cắt ngang, sinh thiết,…

Điều trị
Lựa chọn điều trị cho u xơ tuyến tiền liệt lành tính gồm:
- Thay đổi lối sống
- Thuốc
- Thực hiện các thủ tục xâm lấn tối thiểu
- Phẫu thuật
Việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tuổi tác và nguyện vọng của bệnh nhân. Nếu triệu chứng nhẹ, thay đổi lối sống kèm theo kiểm tra tuyến tiền liệt định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ có thể đủ. Ngược lại, nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc có nguy cơ sức khỏe, bác sĩ sẽ khuyến nghị các phương pháp điều trị khác.
U xơ tuyến tiền liệt ác tính (Ung thư tuyến tiền liệt)
U xơ tuyến tiền liệt ác tính hay ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới xảy ra khi một số tế bào trong tuyến tiền liệt bị đột biến DNA, khiến chúng phân chia nhanh chóng, tích tụ thành khối u. Ban đầu bệnh phát triển chậm và chỉ giới hạn trong tuyến, ít gây nguy hiểm. Nhưng nếu tế bào ung thư lan rộng qua mạch máu hoặc hạch bạch huyết đến các cơ quan khá sẽ thành di căn gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, gồm:
- Giai đoạn I: Ung thư chỉ giới hạn trong tuyến tiền liệt, mô ung thư trông giống mô tuyến tiền liệt bình thường.
- Giai đoạn II: Tế bào ung thư vẫn chưa di căn nhưng phát triển nhanh hơn so với giai đoạn I.
- Giai đoạn III: Ung thư đã lan sang các mô xung quanh tuyến tiền liệt, có thể ảnh hưởng đến túi tinh.
- Giai đoạn IV: Ung thư di căn đến hạch bạch huyết, trực tràng, bàng quang hoặc xa hơn như xương, gan, phổi.

Nguyên nhân
Hiện chưa có nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến tiền liệt, song các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bao gồm:
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt của bạn bao gồm:
- Tuổi tác: Nguy cơ tăng theo độ tuổi, thường gặp ở nam giới lớn tuổi.
- Chủng tộc: Đàn ông da đen có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và thường tiến triển nhanh hơn.
- Tiền sử gia đình: Người có người thân mắc ung thư tuyến tiền liệt hoặc mang gen BRCA1/BRCA2 (liên quan đến ung thư vú) có nguy cơ cao hơn.
- Béo phì: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến ung thư dễ tiến triển nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng
Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư duy nhất tồn tại dưới 2 thể:
- Thể ẩn không có triệu chứng rõ ràng, chỉ được phát hiện khi làm sinh thiết hạch hay xương. 30-40% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở thể ẩn.
- Thể có biểu hiện lâm sàng cụ thể như: Đau âm ỉ ở vùng chậu dưới, đi tiểu nhiều lần, khó tiểu, tiểu đau, tiểu rắt, tiểu ra máu, xuất tinh đau, đau lưng – hông – đùi trên, đau xương, chán ăn, sụt cân….

Chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, có một số phương pháp như sau:
- Sàng lọc.Dành cho những người chưa có triệu chứng nhưng có nguy cơ cao.
- Thăm khám trực tràng bằng ngón tay: kiểm tra kích thước, hình dạng và kết cấu của tuyến tiền liệt.
- Các xét nghiệm y khoa: PSA, siêu âm, sinh thiết, X-quang, CT, MRI, PET Scan, xạ hình xương… giúp xác định kích thước, cấu trúc tuyến tiền liệt, cũng như mức độ lan rộng của ung thư.
Điều trị
Các yếu tố quyết định trong tới chỉ định điều trị ung thư tuyến tiền liệt là:
- Tuổi tác, tình hình sức khỏe của người bệnh
- Nguy cơ phát triển bệnh, gồm: Nồng độ PSA huyết thanh, Giai đoạn lâm sàng (stade – TNM), Điểm Gleason
Lựa chọn điều trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
Giám sát
- Giám sát tích cực
- Thận trọng chờ đợi
Trị liệu cục bộ:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Liệu pháp áp lạnh
- Trị liệu đầu mối
Liệu pháp hệ thống:
- Liệu pháp nội tiết
- Hóa trị
- Liệu pháp miễn dịch
U nang tuyến tiền liệt
U nang tuyến tiền liệt là một bệnh hiếm gặp với tỉ lệ mắc từ 0,5% – 7,9%. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và chủ yếu được phát hiện tình cơ qua siêu âm ổ bụng, chụp CT hay MRI.
U nang tuyến tiền liệt là tình trạng các tế bào trong tuyến tiền liệt phát triển quá mức, làm thành tuyến dày lên, tạo thành vách ngăn trong bàng quang. Khi các nang phát triển to dần sẽ gây ra u nang tuyến tiền liệt. Các nang này có thể hình thành do bẩm sinh hoặc do bản chất của tuyến tiền liệt.
U nang tuyến tiền liệt có nhiều loại khác nhau, bao gồm: u nang ống dẫn tinh và ống dẫn Müller(*), u nang ống phóng tinh và u nang tuyến tiền liệt.
Một số loại u nang tuyến tiền liệt lớn sẽ có nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trong huyết thanh cao, nên đôi khi nó bị nhầm với các rối loạn khác, như ung thư tuyến tiền liệt.
(*) Ống dẫn Müller còn được gọi là ống dẫn paramesonephric, là những cấu trúc có trong phôi và làm phát sinh cơ quan sinh dục nữ, nếu nó là một cô gái hoặc vẫn còn ở dạng di truyền, nếu đó là một cậu bé.

Nguyên nhân
Các yếu tố căn nguyên của u nang tuyến tiền liệt cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người ta phát hiện bệnh có liên quan tới một số vấn đề y tế khác như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính (u xơ tuyến tiền liệt), tắc nghẽn ống phóng tinh hay teo tuyến tiền liệt,… hoặc do bẩm sinh.
Triệu chứng
U nang tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng rõ ràng. Theo thống kê, chỉ khoảng 5% bệnh nhân là có triệu chứng, và các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào kích thước của u nang.
Các triệu chứng liên quan tới u nang tuyến tiền liệt gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
- Viêm mào tinh hoàn
- Tiểu máu
- Đái mủ
- Tiểu không tự chủ
- Bí tiểu
- Táo bón
- Tắc nghẽn bàng quang
- Đau vùng xương chậu
- Xuất tinh đau
- Tinh trùng loãng (oligospermia)
- Xuất tinh ra máu (hematospermia)
- Vô sinh
- .v.v.

Chẩn đoán
Các tiếp cận để chẩn đoán u nang tuyến tiền liệt là:
- Siêu âm cắt ngang
- Siêu âm ổ bụng
- Xét nghiệm dòng nước tiểu
- Nội soi bàng quang
- CT hoặc MRI trong rối loạn phát triển giới tính với khối xương chậu
Các thủ tục này giúp đánh giá kích thước, lề, vị trí và tính chất của u nang.
Điều trị
Nếu u nang có kích thước nhỏ (khoảng 2,5 cm), bệnh nhân không cảm thấy khó chịu và không có kết quả xét nghiệm bất thường thì chỉ cần theo dõi thường xuyên.
Nếu u nang có kích thước lớn hơn 2,5 cm hoặc PSA huyết thanh cao, bệnh cần được điều trị. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ qua niệu đạo
- Phẫu thuật nội soi
- Cắt niệu đạo qua nội soi và rạch
- Phẫu thuật mở
U tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của u tuyến tiền liệt phụ thuộc vào loại u và giai đoạn bệnh. Dưới đây là phân tích chi tiết:
- Với u xơ tuyến tiền liệt lành tính, đây không phải và không phát triển thành ung thư. Mặc dù lành tính nhưng cần được điều trị nếu không sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: bí tiểu cấp tính, tiểu ra máu, sỏi bàng quang, xơ hóa thành bàng quang, tổn thương thận, tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương,…
- Với u nang tuyến tiền liệt, có thể gây gây viêm nhiễm tạo thành sỏi; gây tiểu mủ; đau nhức niệu đạo, bàng quang, tầng sinh môn; chèn ép vào bàng quang gây căng tức hậu môn, ảnh hưởng đến bài tiết, suy giảm chức năng thận;… Đặc biệt là, đã có một số báo cáo về các trường hợp ung thư biểu mô tế bào có nguyên phát là từ u nang tuyến tiền liệt.
- Với u xơ tuyến tiền liệt ác tính, mặc dù tỉ lệ sống sót trên 5 năm với ung thư tuyến tiền liệt là rất cao, >90%, theo ASC nhưng đây vẫn là căn bệnh ung thư thứ 2 gây tử vong ở nam giới (đứng đầu là ung thư phổi). Đây chính là một căn bệnh nguy hiểm.
U tuyến tiền liệt ở nam giới gồm nhiều loại khác nhau, bao gồm cả lành tính và ác tính. Tùy từng trạng bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Dù gặp phải tình trạng nào, nguy hiểm hay không, bạn cũng nên bình tĩnh và đối mặt với bệnh tật. Nếu muốn được tư vấn, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1258 của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn thêm.