Tuyến tiền liệt phình to là bệnh gì? nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào? Hãy cùng vuongbao.com tìm hiểu chi tiết nhé!
Mục lục
Tuyến tiền liệt phình to là gì?
Tuyến tiền liệt phình to (hay phì đại tuyến tiền liệt lành tính/ u xơ tuyến tiền liệt) là tình trạng tuyến tiền liệt tăng kích thước do sự phát triển của các tế bào. Đây là hiện tượng phổ biến ở nam giới lớn tuổi, không phải ung thư nhưng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Một người đàn ông có thể vừa mắc tuyến tiền liệt phình to vừa mắc ung thư.

Hầu hết tuyến tiền liệt ở nam giới đều phát triển đến một độ tuổi nhất định khi trưởng khai. Song ngoài tuổi 50, một số người tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển tiếp gây ra phình to, tỷ lệ cụ thể như sau:
- 50 tuổi: 50% nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
- 65 tuổi: 75% nam giới mắc bệnh.
- Ngoài 80 tuổi: 90% nam giới bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/2 nam giới có các triệu chứng cần điều trị bởi nhiều người dù bị chẩn đoán là mắc bệnh nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhỏ, không gây khó chịu.
Nguyên nhân khiến tuyến tiền liệt phình to

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn các nguyên nhân gây ra phình to tuyến tiền liệt. Nhưng có một số nguyên nhân được chấp nhận rộng rãi. Đó là:
- Hormone nam: Androgens (nội tiết tố nam), đặc biệt là testosterone, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tuyến tiền liệt. Tuyến này chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT), kích thích sự phát triển tế bào. Khi tuổi tác tăng, testosterone giảm nhưng DHT vẫn tích tụ, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển tuyến tiền liệt, dẫn đến phì đại. Nghiên cứu cho thấy, những người không thể sản xuất DHT sẽ không mắc bệnh này.
- Hormone nữ: Dù là hormone nữ nhưng vẫn tồn tại ở nam giới với một lượng nhỏ. Sự mất cân bằng giữa testosterone và estrogen theo tuổi tác có thể góp phần làm tuyến tiền liệt phình to. Khi tuổi càng cao, testosterone giảm, estrogen tăng khiến nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt cao hơn. Ngoài ra, mô mỡ cũng chuyển đổi testosterone thành estrogen, do đó nam giới thừa cân, béo phì càng dễ mắc bệnh hơn.
- Tuổi tác: Một trong những yếu tố nguy cơ của tuyền tiền liệt phình to. Nam giới sau 60 tuổi có xu hướng phát triển tuyến tiền liệt mạnh do nồng độ DHT trong máu cao hoặc do tuyến tiền liệt của họ trở nên nhạy cảm hơn với DHT.
- Tiền sử bệnh của gia đình: Những người có cha và/hoặc ông nội mắc bệnh này có nhiều khả năng cũng phát triển bệnh.
- Bệnh tật: Béo phì, không hoạt động thể chất, huyết áp cao và cholesterol được cho là những yếu tố nguy cơ khiến tuyến tiền liệt phát triển. Ngoài ra, một số yếu tố kích thích thường xuyên tuyến tiền liệt (như: xuất tinh, viêm nhiễm) cũng được cho là yếu tố rủi ro.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc (như thuốc chẹn beta) có thể làm tăng nguy cơ khiến tuyến tiền liệt phình to.
- Dân tộc: Theo một số nghiên cứu không chính thức, đàn ông châu Á có nguy cơ mắc tuyến tiền liệt phình đại thấp hơn đàu ông da đen và da trắng.
Triệu chứng bệnh
Các triệu chứng của bệnh phì to tuyến tiền liệt thường liên quan tới vấn đề tiểu tiện. Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu. Chức năng bình thường của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch, chất lỏng mang tinh trùng, nó bao quanh niệu đạo và ống dẫn nước tiểu (từ bàng quang ra khỏi cơ thể). Khi tuyến tiền liệt phình to, nó chèn ép vào niệu đạo, gây hạn chế dòng nước tiểu hoặc gây khó khăn khi đi tiểu.
Các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt được gọi chung là các triệu chứng đường tiết niệu dưới LUTS, chúng thường thuộc nhóm triệu chứng làm trống và triệu chứng lưu trữ.

Các triệu chứng tắc nghẽn gồm:
- Khó tiểu
- Tiểu ngập ngừng
- Căng thẳng khi đi tiểu
- Dòng nước tiểu yếu hoặc không liên tục
- Cảm giác bàng quang không trống hoàn toàn sau khi đi tiểu
- Tiểu rắt
- Bí tiểu cấp tính
- Tắc nghẽn đường ra bàng quang (BOO)
Các triệu chứng lưu trữ (còn được gọi là triệu chứng làm đầy) gồm:
- Tăng tần suất đi tiểu (tiểu nhiều lần)
- Tiểu khẩn cấp
- Khó chịu khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm (tiểu đêm). Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tuyến tiền liệt phình to.
Các triệu chứng tắc nghẽn là biến chứng nghiêm trọng nhất của tuyến tiền liệt phình to và cần được chăm sóc y tế.
Chẩn đoán phình tiền liệt tuyến bằng cách nào?

Để chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân mô tả, tiền sử bệnh, khám thực thể và làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ làm các thủ tục kiểm tra phức tạp hơn.
Khám thực thể. Sau khi hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tràng để đánh giá tình trạng tuyến tiền liệt của bạn. N
Siêu âm. Siêu âm là phương pháp cận lâm sàng thường được dùng để thăm khám phát hiện phì đại tuyến tiền liệt, dễ thực hiện, không gây sang chấn, chính xác và hiệu quả cao. Giúp đánh giá tổng thể về tình trạng bệnh.

Chụp X-quang hệ tiết niệu. Việc chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ nhận thấy những thay đổi bất thường về cấu trúc giải phẫu của đường tiết niệu do tuyến tiền liệt phình to gây ra; xác định được mức độ lồi vào trong lòng bàng quang của tuyến tiền liệt; đánh giá chức năng của thận và tình trạng niệu đạo.
Các thăm dò niệu động học. Đây là xét nghiệm dùng để đo áp lực và chức năng của bàng quang. Giúp bác sĩ đánh giá được áp lực bên trong và hiệu quả của sự co bóp bàng quang. Nó thường được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh gặp vấn đề về bàng quang hơn là về tuyến tiền liệt.
Các xét nghiệm khác bao gồm: Định lượng PSA và PAP, chụp niệu đạo ngược dòng, xét nghiệm vi khuẩn, sinh thiết, cộng hưởng từ, scanner,…..
Lưu ý. Không phải bệnh nhân nào cũng cần làm tất cả các xét nghiệm trên.
Điều trị tuyến tiền liệt phình to
Điều trị tuyến tiền liệt phình to phụ thuộc một phần vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Những người có ít hoặc không có triệu chứng có thể cân nhắc thử một khoảng thời gian gọi là “chờ đợi thận trọng” trước khi sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
Chờ đợi thận trọng
Chờ đợi thận trọng (giám sát tích cực) là phương pháp theo dõi tuyến tiền liệt phình to thông qua kiểm tra định kỳ và thay đổi lối sống, áp dụng khi khối u xơ nhỏ, ít triệu chứng và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
Bác sĩ quyết định có cần điều trị bằng thuốc hay không dựa trên điểm triệu chứng tuyến tiền liệt phình to. Điểm này được tính theo bảy câu hỏi đánh giá triệu chứng tiết niệu trong những tháng qua, theo thang điểm từ 0 đến 5. Tổng điểm dao động từ 0 đến 35, với điểm thấp cho thấy triệu chứng nhẹ, có thể trì hoãn điều trị, trong khi điểm cao hơn gợi ý cần can thiệp. Bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn điều trị phù hợp để giúp giảm triệu chứng hiệu quả.

Trong phương pháp chờ đợi thận trọng, một số thay đổi lối sống có thể giúp làm các giảm triệu chứng gồm:
- Hạn chế lượng chất lỏng hàng ngày xuống dưới 2.000 ml
- Hạn chế hoặc tránh rượu và caffeine.
- Hạn chế đồ uống vào buổi tối, tránh uống nhiều nước sau bữa ăn tối.
- Cố gắng đi tiểu ít nhất 3 giờ một lần
- Thực hiện kỹ thuật Double-voiding (sau khi đi tiểu, bạn đi ra khỏi nhà vệ sinh như bình thường, sau đó chờ 1-2 phút và vào lại nhà vệ sinh, cố gắng đi tiểu thêm một lần nữa).
- Tập thể thao đều đặn. Thời tiết lạnh và không vận động cơ thể làm tăng nguy cơ giữ nước tiểu. Vì thế hãy tập luyện thể thao đều đặn.
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Cố gắng để đạt được và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Béo phì và thiếu hoạt động thể chất làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng đường tiết niệu dưới.
- Tập các bài tập cơ sàn chậu. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hành trong khi đi tiểu:
- Khi đi tiểu, hãy co thắt cơ cho đến khi dòng nước tiểu bị chậm lại hoặc dừng lại. Cố gắng giữ mỗi cơn co trong 20 giây.
- Nên thực hiện 5 đến 15 cơn co thắt, 3 đến 5 lần mỗi ngày.
- Khi bạn đã cảm thấy thoải mái với các bài tập sàn chậu, tốt nhất KHÔNG nên tập trong khi đi tiểu.
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm Vương Bảo, một sản phẩm đã có mặt hơn 5 năm trên thị trường và được Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương đánh giá hiệu quả sử dụng cũng như được kiểm chứng bởi sự hài lòng từ 93,5% bệnh nhân sử dụng.
Vương Bảo có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại sản phẩm khác, bởi:
- Sản phẩm với thành phần Náng hoa trắng là sự kế thừa và phát triển nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt từ đề tài “Nghiên cứu cây Náng hoa trắng là thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến” của Viện dược liệu Trung ương
- Vương Bảo giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Vương Bảo giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến
>> BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN VƯƠNG BẢO TRÊN TOÀN QUỐC!
Thuốc

Thuốc được sử dụng khi triệu chứng tuyến tiền liệt phình to gây khó chịu, giúp cải thiện chất lượng sống và trì hoãn phẫu thuật.
Nhóm thuốc điều trị phổ biến:
- Thuốc chẹn alpha: Giãn cơ trơn ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt, cải thiện dòng tiểu nhưng không làm giảm kích thước tuyến. Có thể gây đau đầu, chóng mặt, giảm huyết áp.
- Thuốc ức chế 5-alpha-reductase (5-ARI): Giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt và cải thiện dòng tiểu, nhưng cần 6-12 tháng để có hiệu quả. Có thể gây rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục.
- Thuốc kết hợp: Ví dụ Jalyn (gồm Tamsulosin và Dutasteride), giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn nhưng làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
- Tadalafil (Cialis): Dùng để điều trị tuyến tiền liệt phình to, đặc biệt khi kèm rối loạn cương dương. Có thể gây đau đầu, đau cơ, buồn nôn, chóng mặt.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cho những người đàn ông có các triệu chứng từ trung bình đến nặng mà việc sử dụng thuốc không còn mang lại hiệu quả nữa. Có nhiều loại điều trị phẫu thuật cho tuyến tiền liệt phình to. Việc lựa chọn sử dụng phương pháp phẫu thuật nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tuổi của nam giới, kích thước của tuyến tiền liệt và sức khỏe nói chung.

Phẫu thuật cũng có thể là một lựa chọn hợp lý khi tuyến tiền liệt phình to có liên quan rõ ràng với một hoặc nhiều điều kiện sau đây:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
- Tiểu ra máu
- Sỏi bàng quang
- Vấn đề về thận.
Tuy nhiên, các lợi ích của phẫu thuật không phải là vĩnh viễn, vì bệnh vẫn có thể tái phát.
Kết luận: Tuyến tiền liệt phình to hay phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền là một bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi và không phải là căn bệnh ung thư nguy hiểm. Để điều trị bệnh, có một số phương pháp có sẵn từ thay đổi lối sống tới phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ này thì việc điều trị mới mang lại hiệu quả cao.
Tham khảo