Tiểu rắt tiểu không hết phổ biến ở người già tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể gặp phải rắc rối này trong bất kỳ giai đoạn nào đó của cuộc đời. Trong bài viết này, Vương Bảo sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu không hết, các lựa chọn điều trị có sẵn và nhiều hơn thế nữa.
Mục lục
Tiểu rắt tiểu không hết là gì?
Tiểu rắt, tiểu không hết là tình trạng nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang, khiến ta không thể tiểu hết hoàn toàn. Điều này dẫn đến hiện tượng thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, nhưng mỗi lần chỉ tiểu được rất ít, thậm chí có lúc chỉ vài giọt hoặc không có giọt nào.
Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi.

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu không hết được phân loại thành tắc nghẽn và không tắc nghẽn.
Nguyên nhân tắc nghẽn: Yếu tố gây cản trở dòng nước tiểu, có thể dẫn đến bí tiểu cấp tính. Bao gồm:
- U xơ tuyến tiền liệt ở nam giới
- Do khối u hoặc ung thư
- Hẹp niệu đạo
- Sa bàng quang
- Táo bón
- Sỏi thận, sỏi bàng quang…
Nguyên nhân không tắc nghẽn: Do cơ bàng quang suy yếu hoặc rối loạn thần kinh, khiến tín hiệu giữa não và bàng quang bị sai lệch. Bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Chấn thương vùng chậu, sinh con
- Bệnh thần kinh, thoát vị đĩa đệm
- Tổn thương não, tủy sống
- Rối loạn chức năng bàng quang
- Phẫu thuật xương chậu
- Lão hóa, ít vận động, uống ít nước
- Một số loại thuốc, bệnh lây qua đường tình dục…

Triệu chứng
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu rắt, tiểu không hết, các triệu chứng có thể khác nhau. Bao gồm:
- Tăng số lần đi tiểu: Người bệnh có thể đi tiểu 10-20 lần/ngày, thậm chí 30 phút một lần, dù uống ít hay nhiều nước.
- Lượng nước tiểu ít: Mỗi lần tiểu chỉ ra rất ít, dòng nước yếu, có khi chỉ vài giọt hoặc không có.
- Buồn tiểu liên tục: Cảm giác muốn tiểu đột ngột, khó kìm nén nhưng khi đi thì nước tiểu rất ít.
- Dấu hiệu bất thường: Nước tiểu có thể đục, đổi màu, có máu, tiểu buốt.
- Khó chịu vùng bụng dưới: Có thể kèm theo đau lưng, mệt mỏi, sụt cân nếu bệnh nặng.
Tiểu rắt tiểu không hết có nguy hiểm không?
Tiểu rắt tiểu không hết không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Ảnh hưởng cuộc sống: Đi tiểu liên tục khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng, giảm chất lượng công việc, sinh hoạt và các mối quan hệ.
- Đau đớn: Có thể gây đau ở bàng quang, thận, thậm chí đau buốt khi đi tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nước tiểu ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng với các triệu chứng như tiểu buốt, đau vùng chậu, sốt, ớn lạnh,…
- Suy giảm chức năng bàng quang: Bàng quang co bóp quá mức dẫn đến suy yếu, mất khả năng kiểm soát.
- Tổn thương cơ sàn chậu: Gây tiểu không tự chủ do cơ thắt niệu đạo bị ảnh hưởng.
- Sỏi thận, sỏi bàng quang: Nước tiểu tích tụ lâu ngày làm tăng nguy cơ hình thành sỏi, gây đau đớn, tiểu ra máu.
- Suy giảm ham muốn tình dục: Cảm giác mệt mỏi, đau khi quan hệ làm giảm chất lượng đời sống vợ chồng.
- Tổn thương thận vĩnh viễn: Nếu không điều trị, có thể gây suy thận, tăng huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Rối loạn giấc ngủ: Tiểu đêm nhiều lần khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể mệt mỏi, suy giảm tinh thần.

Điều trị tiểu rắt tiểu không hết
Việc điều trị tiểu rắt, tiểu không hết phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Các phương pháp điều trị phổ biến gồm:
Điều trị tại nhà
Nếu triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tập trì hoãn đi tiểu: Theo dõi tần suất đi tiểu và cố gắng giãn cách thời gian giữa các lần đi tiểu.
- Vận động thường xuyên: Tập thể dục đều đặn (đi bộ, bơi lội, yoga…) giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái: Tránh căng thẳng, lo âu vì có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu.
- Tránh chất kích thích: Hạn chế cà phê, rượu bia, đặc biệt vào buổi tối.
- Kiểm soát cân nặng: Thừa cân có thể làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn tiểu tiện.
- Tập Kegel: Tăng cường cơ sàn chậu để kiểm soát tốt hơn chức năng bàng quang. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập tại nhà để đảm bảo kỹ thuật và tránh những tổn thương không mong muốn.
- Kiểm tra thuốc đang dùng: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng tiểu tiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh thuốc nếu cần hoặc có giải pháp phù hợp hơn.

Dùng thuốc theo toa
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc sau:
- Kháng sinh (penicillin, amoxicillin…) nếu do nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thuốc chặn alpha, ức chế 5-ARI, PDE-5 để điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Thuốc điều trị bệnh lây qua đường tình dục nếu nguyên nhân liên quan đến nhiễm khuẩn.
- Thuốc nhuận tràng (Bisacodyl, Normacol, Forlax…) nếu tiểu rắt do táo bón.
- Bethanechol clorua hỗ trợ điều trị bí tiểu…

Các thủ thuật, phương pháp phẫu thuật
Khi điều trị tại nhà và dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất:
- Đặt ống thông tiểu: Hỗ trợ dẫn lưu nước tiểu khi bàng quang không thể tự làm trống.
- Phản hồi sinh học: Sử dụng cảm biến điện để kiểm soát chức năng bàng quang, giúp điều chỉnh phản xạ tiểu tiện.
- Kích thích thần kinh: Dùng xung điện để kiểm soát các dây thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện.
Ngoài ra, với những trường hợp bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Bao gồm:
- Điều trị u xơ tuyến tiền liệt (Trị liệu bằng hơi nước, liệu pháp vi sóng, cắt bỏ tuyến tiền liệt…).
- Điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở qua đường sau xương mu hoặc tầng sinh môn…
Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu rắt, tiểu không hết
Vương Bảo là sản phẩm của công ty Dược phẩm Thái Minh, đã được cấp phép lưu hành toàn quốc bởi Bộ y tế, đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp:
- Nam giới bị tiểu rắt tiểu không hết do u xơ tiền liệt tuyến
- Nam giới trung và cao niên có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt tiểu không hết, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu yếu,…
Vương Bảo có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
- Cao Náng hoa trắng giúp giảm kích thước khối u xơ tiền liệt tuyến ở những nam giới có u.
- Cao Sài hồ nam, Ngũ sắc giúp lợi tiểu, tiểu thông thoáng
- Cao Hải trung kim giúp thông tiểu, giảm tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết.
- Cao Rau tàu bay, Đơn kim, lá cây hoa Ban giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo
- Đặc biệt cao Ngải nhật giúp chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ mắc căn bệnh này ở nam giới cao tuổi.
Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW và có mặt 10 năm trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùng khắp cả nước tin tưởng lựa chọn.
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Kết luận
Tiểu rắt tiểu không hết là một tình trạng phổ biến ở cả nam và nữ. Nếu các triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng tới cuộc sống, bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn không thể đi tiểu, hãy đến bệnh viên ngay để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về Vương Bảo, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1258 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc bạn sức khỏe!