Tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới là triệu chứng phổ biến khi có các vấn đề rối loạn hệ tiết niệu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Cách chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé.
Mục lục
Tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới là gì?
Tiểu rắt, tiểu buốt ở nam giới là tình trạng nam giới thường xuyên buồn tiểu nhưng mỗi lần đi chỉ ra rất ít nước tiểu. Dù cố rặn, nước tiểu vẫn chảy nhỏ giọt hoặc không ra được, kèm theo cảm giác đau buốt khó chịu. Cơn đau có thể kéo dài trong suốt quá trình tiểu tiện hoặc dữ dội nhất vào cuối bãi.
Tình trạng này không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Nam giới có thể cảm thấy khó chịu, mất tập trung trong công việc, mệt mỏi do mất ngủ và mất nước, thậm chí e ngại khi phải di chuyển xa hay đến những nơi không có nhà vệ sinh gần.
Biểu hiện chứng tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới
Chứng tiểu rắt, tiểu buốt ở nam giới thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu sau:
- Lượng nước tiểu ít, tia nước yếu dù cố rặn vẫn không ra nhiều.
- Đau buốt khi đi tiểu, đặc biệt vào cuối bãi, cơn đau có thể lan dọc theo niệu đạo và tập trung nhiều ở đầu dương vật.
- Cảm giác buồn tiểu liên tục, dù mỗi lần đi chỉ ra rất ít nước tiểu.
- Nóng rát đường tiểu, gây khó chịu kéo dài.
- Giảm ham muốn tình dục và có thể ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.
- Rối loạn xuất tinh, thường gặp nhất là xuất tinh sớm.
Tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới do bệnh gì gây ra?
Tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý khác nhau. Bao gồm:
Nhiễm trùng đường tiểu
Đây là nguyên nhân phổ biến gây tiểu rắt, tiểu buốt. Vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiết niệu qua niệu đạo, gây viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang hoặc thận.
Tình trạng này dẫn đến tiểu nóng, tiểu rắt, tiểu buốt kéo dài.
Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt (hay u xơ tiền liệt tuyến lành tính) xảy ra khi các tế bào tuyến tiền liệt phát triển quá mức, khiến tuyến này to hơn bình thường (trên 20-25g).
Khi tuyến tiền liệt phì đại, nó chèn ép bàng quang và niệu đạo, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu không hết và đau khi tiểu.
Do bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt, tạo thành khối u và làm tuyến này to lên bất thường.
Khi khối ung thư chèn ép bàng quang và niệu đạo, nam giới có thể gặp các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt và rối loạn tiểu tiện. So với phì đại tuyến tiền liệt lành tính, ung thư tuyến tiền liệt nguy hiểm hơn nhiều, tiến triển âm thầm và thường chỉ có triệu chứng rõ rệt khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn có hại như E.coli, Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh… gây ra.
Bệnh khiến bàng quang bị kích thích và co thắt liên tục, dù chưa đầy nước tiểu, dẫn đến tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết và tiểu nhỏ giọt.
Viêm bể thận
Viêm bể thận là tình trạng nhiễm trùng ở thận (một bên hoặc cả hai bên) do vi khuẩn từ bàng quang lây lan, tấn công. Bệnh làm suy giảm chức năng thận, gây rối loạn tiểu tiện với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, kèm theo đau lưng, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi.
Sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu là tình trạng lắng đọng khoáng chất trong hệ tiết niệu, tạo thành sỏi tại các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Sỏi có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, đau vùng thắt lưng và khó chịu khi đi tiểu.

Khi bị sỏi đường tiết niệu, sỏi có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây ra nhiều rối loạn trong hệ bài tiết như:
- Tiểu buốt: Cơn đau buốt có thể xuất hiện vào cuối bãi hoặc kéo dài trong suốt quá trình tiểu tiện.
- Tiểu rắt: Cảm giác buồn tiểu liên tục nhưng nước tiểu ra rất ít hoặc nhỏ giọt.
- Tiểu ngắt quãng: Dòng nước tiểu bị gián đoạn, tiểu xong nhưng vẫn có cảm giác chưa hết.
- Khó tiểu, bí tiểu: Nặng hơn có thể dẫn đến bí tiểu hoàn toàn.
- Tiểu ra máu: Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, đôi khi mắt thường không thấy nhưng xét nghiệm phát hiện hồng cầu trong nước tiểu.
Bệnh lậu
Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Ngoài tiểu rắt, tiểu buốt, bệnh còn có các dấu hiệu điển hình như:
- Tiểu ra mủ, nước tiểu có màu đục.
- Đau buốt, nóng rát khi đi tiểu.
- Dương vật tiết dịch có mùi tanh hôi, đặc biệt vào buổi sáng.
- Ngứa hậu môn, đau háng, đau quanh vùng bìu và tinh hoàn.

Các chữa trị tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến như:
Dùng thuốc
Dùng thuốc điều trị là một trong những phương pháp được nhiều nam giới lựa chọn nhất khi mắc chứng tiểu rắt tiểu buốt.
Các thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc thư giãn bàng quang: Giúp kiểm soát cơ vòng bàng quang, giảm co thắt, giảm đau và hạn chế tiểu nhiều lần (Oxybutynin, Darifenacin, Duloxetine…).
- Thuốc kháng sinh: Dùng khi nguyên nhân là nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, bệnh lậu…
- Thuốc điều trị tuyến tiền liệt: Thuốc chẹn alpha, ức chế men 5-alpha để giảm kích thước u xơ tiền liệt tuyến.
Đặc biệt, người mắc tiểu rắt, tiểu buốt do phì đại tuyến tiền liệt có thể tham khảo thực phẩm chức năng Vương Bảo, giúp:
- Giảm nhanh triệu chứng: Hỗ trợ cải thiện tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, khó tiểu, tiểu nhiều lần…
- Hỗ trợ làm nhỏ tuyến tiền liệt: Làm chậm sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt, giúp tuyến tiền liệt dần thu nhỏ về kích thước bình thường, ngăn ngừa tái phát.
Vương Bảo là sản phẩm kế thừa từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt (thuộc Viện Dược liệu TW) và đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Việt Nam. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm với sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng.
Nhiều người cho biết, khi sử dụng Vương Bảo, các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… cải thiện rõ rệt sau 1-3 tuần. (Lưu ý: Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người).
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Dùng một số bài thuốc dân gian
Đối với nam giới bị tiểu buốt, tiểu rắt do nóng trong hoặc ở mức độ nhẹ, có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây:
Chữa trị tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới bằng râu ngô và mã đề
- Chuẩn bị 50g râu ngô, mã đề, cỏ mần trầu (tươi hoặc khô).
- Đun sôi với 1 lít nước, để lửa nhỏ trong 15 phút, chắt lấy nước uống.
- Có thể uống thay nước lọc hàng ngày để tăng hiệu quả.
Chữa tiểu rắt tiểu buốt với củ sắn dây
- Sắn dây 1,5kg, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn.
- Mỗi ngày uống 3 – 4 cốc, pha bột sắn dây với nước.
- Khi khỏi bệnh, có thể uống 1 cốc/ngày để phòng ngừa tái phát.

Chữa tiểu buốt bằng bí xanh
- Bí xanh 300g, gọt vỏ, ép lấy nước, uống 3 lần/ngày.
- Nếu không thích uống nước ép, có thể luộc ăn hàng ngày.
Kết hợp thói quen tốt hàng ngày
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt, nam giới nên duy trì các thói quen lành mạnh sau:
- Uống nhiều nước: Ít nhất 2 lít/ngày để giúp đường tiết niệu thông thoáng, đào thải vi khuẩn hiệu quả.
- Hạn chế chất kích thích: Tránh rượu, bia, thuốc lá, vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang.
- Quan hệ tình dục an toàn: Chung thủy một vợ một chồng, sử dụng biện pháp bảo vệ để phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục.
- Bổ sung rau xanh, trái cây: Chế độ ăn giàu chất xơ giúp hạn chế nóng trong, giảm nguy cơ viêm nhiễm tiết niệu.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày để ngăn vi khuẩn phát triển.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động mỗi ngày giúp lưu thông máu tốt hơn, hỗ trợ sức khỏe hệ tiết niệu.
- Giảm căng thẳng, áp lực: Cân bằng tâm lý, tránh stress quá mức để hạn chế ảnh hưởng đến hệ bài tiết.
Phẫu thuật, thủ thuật
Thông thường, chứng tiểu rắt, tiểu buốt có thể được kiểm soát bằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể là giải pháp cần thiết, đặc biệt khi nguyên nhân xuất phát từ:
- U xơ tuyến tiền liệt: Nếu tuyến tiền liệt phì đại quá mức, chèn ép niệu đạo gây khó tiểu, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thu nhỏ tuyến tiền liệt. Một số phương pháp phổ biến gồm: Phẫu thuật nội soi cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP), laser tuyến tiền liệt.
- Sỏi đường tiết niệu: Nếu sỏi quá lớn, gây tắc nghẽn hoặc tổn thương đường tiết niệu, các phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng như tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), nội soi tán sỏi ngược dòng, mổ mở lấy sỏi (trường hợp sỏi lớn, phức tạp).
☛ Đọc thêm: Tìm hiểu kỹ thuật mổ u phì đại tuyến tiền liệt
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm Vương Bảo, vui lòng gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258 để được hỗ trợ nhanh nhất.