Đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể do thói quen sinh hoạt, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường như tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới… thì bạn không nên chủ quan. Vậy tiểu nhiều lần có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Đi tiểu bao nhiêu gọi là nhiều lần?
Số lần đi tiểu trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, kích thước bàng quang, tình trạng sức khỏe và lượng nước uống.
Thông thường, nếu uống khoảng 1,8 lít nước/ngày, một người sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần/24 giờ. Tần suất từ 4-10 lần/ngày vẫn được coi là bình thường nếu không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Đi tiểu được xem là nhiều khi vượt quá 8-10 lần/ngày, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng bất thường.
Tiểu nhiều lần có phải do thận?
Nhiều người lo lắng rằng đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh thận. Thực tế, trong một số trường hợp, đây có thể là triệu chứng liên quan đến thận, nhưng phần lớn nguyên nhân lại xuất phát từ bàng quang hoặc các yếu tố khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường hay tác dụng phụ của thuốc.
Tiểu nhiều lần có sao không?
Tiểu nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý đến không bệnh lý. Để biết tình trạng này có đáng lo hay không, cần xem xét nguyên nhân cụ thể:
Tiểu nhiều lần đáng lo khi:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau: Có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết, tia nước tiểu yếu: Có thể do tăng sản tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Tiểu gấp, mất kiểm soát tiểu tiện: Có thể liên quan đến bàng quang tăng hoạt.
- Tiểu kèm đau vùng bụng dưới hoặc lưng: Có thể liên quan đến sỏi thận hoặc bệnh lý bàng quang.
- Nước tiểu có máu, sẫm màu, có mùi hôi: Có thể do viêm nhiễm, tổn thương thận hoặc bàng quang.
Trường hợp tiểu nhiều lần có kèm theo một trong các dấu hiệu trên rất có thể là tín hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng sản tuyến tiền liệt, bàng quang tăng hoạt, tổn thương thận hoặc bàng quang… Ngoài ra, trường hợp tiểu nhiều kèm theo sụt cân, khát nước liên tục thì có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Mặt khác, tiểu nhiều lần cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý và điều này hoàn toàn không đáng ngại. Cụ thể, việc đi tiểu nhiều không đáng lo khi:
- Không liên quan đến bệnh lý, chẳng hạn do uống nhiều nước, dùng thuốc lợi tiểu hoặc tuổi tác, mang thai…
- Không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn (1-2 ngày).

Nên làm gì nếu bị đi đái nhiều lần?
Đi tiểu nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thói quen sinh hoạt đến các vấn đề sức khỏe. Nếu tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Theo đó, hãy cân nhắc đi khám khi:
- Đi tiểu nhiều lần kéo dài, không tìm ra nguyên nhân rõ ràng.
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc sinh hoạt hàng ngày.
- Kèm theo các triệu chứng như tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, tiểu không hết, tiểu són…
Đặc biệt, cần đi khám càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu sau:
- Nước tiểu có máu.
- Tiểu đau, khó tiểu.
- Đau vùng bụng dưới, mạn sườn hoặc bẹn.
- Mất kiểm soát bàng quang.
- Sốt, ớn lạnh, buồn nôn.
Lưu ý: Sau khi thăm khám, hãy tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này tốt nhất.

Các phương pháp điều trị
Như đã nói ở trên, tiểu nhiều lần có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thói quen sinh hoạt, yếu tố tuổi tác hoặc bệnh lý. Tùy thuộc vào nguyên nhân, phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Dưới đây là các cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Nếu tình trạng tiểu nhiều lần không do bệnh lý mà liên quan đến chế độ sinh hoạt hoặc tuổi tác, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2 lít/ngày), tránh uống quá nhiều trong thời gian ngắn. Đặc biệt, không nên uống nhiều nước vào buổi tối (trước khi ngủ 1-2 tiếng) để hạn chế tiểu đêm.
- Tránh uống rượu, bia, cà phê, trà đặc và đồ uống có gas vì chúng có thể kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn. Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, chua như ớt, tiêu, cam, chanh, giấm.
- Bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt để giảm áp lực lên bàng quang.
- Thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu, giúp kiểm soát bàng quang tốt hơn.
- Lên lịch trình đi tiểu: Đi vệ sinh vào những thời điểm cố định trong ngày để tạo thói quen ổn định cho bàng quang.
- Giảm cân nếu đang thừa cân/béo phì vì trọng lượng dư thừa có thể gây áp lực lên bàng quang.
Sử dụng thuốc điều trị
Khi tiểu nhiều lần do bệnh lý, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng này.
Thuốc điều trị rối loạn bàng quang
- Thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, tolterodine, solifenacin, darifenacin, fesoterodine): Giúp thư giãn cơ bàng quang, giảm tình trạng co thắt không kiểm soát.
- Thuốc chủ vận beta-3 (mirabegron): Giúp giãn cơ bàng quang, tăng khả năng chứa nước tiểu.
Thuốc điều trị các bệnh lý liên quan
- Tăng sản tuyến tiền liệt (ở nam giới): Dùng thuốc chẹn alpha (tamsulosin, alfuzosin) hoặc thuốc ức chế 5-alpha reductase (finasteride, dutasteride) để giảm kích thước tuyến tiền liệt.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh tiểu đường: Dùng thuốc kiểm soát đường huyết, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục.
- Viêm bàng quang kẽ: Có thể cần sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin hoặc pentosan polysulfate natri để giảm kích thích bàng quang.
Các phương pháp khác
Trong trường hợp tiểu nhiều lần kéo dài và không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn:
- Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS)
- Tiêm Botox bàng quang
- Phẫu thuật (trường hợp nghiêm trọng)
Vương Bảo – Hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần
Đối với nam giới trung niên và cao tuổi, tình trạng tiểu nhiều lần do u xơ tiền liệt tuyến hay lão hóa bàng quang có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện vấn đề này một cách an toàn và hiệu quả, bạn có thể cân nhắc sử dụng Vương Bảo.
Là sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, Vương Bảo đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tỉ lệ thành phần và được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW. Cụ thể, công dụng của Vương Bảo như sau:
- Giảm các rối loạn tiểu tiện nhờ các vị thảo dược quý như Hải trung kim, Sài hồ nam, Rau tàu bay… Đây đều là các vị thuốc được cha ông sử dụng trong các bài thuốc nam, thuốc đông y để giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm do nước tiểu đọng trong bàng quang.
- Giảm kích thước phì đại tuyến tiền liệt nhờ thành phần Náng hoa trắng. Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện dược liệu TW), Náng Hoa Trắng có hàm lượng hoạt chất Lycorin cao hơn Trinh nữ hoàng cung, có tác dụng giảm kích thước tuyến tiền liệt lên tới 35,4%.
- Chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến nhờ thành phần Ngải nhật. Năm 2021, Vương Bảo đã bổ sung thêm thành phần Ngải Nhật, có chứa chất Artemisinin giúp chống tăng sinh tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược, Vương Bảo hỗ trợ giảm tình trạng tiểu nhiều lần, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, sản phẩm còn rất an toàn để sử dụng lâu dài, không gây ảnh hưởng tới sinh lý nam giới và không ảnh hưởng đến bệnh lý nền ở những người cao tuổi.
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Tổng kết:
Tiểu nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý. Nếu tình trạng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường, bạn nên theo dõi và đi khám sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm Vương Bảo, vui lòng liên hệ tổng đài 18001258 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc bạn sức khỏe!