Viên uống Vương Bảo https://vuongbao.com Website chính thức Wed, 02 Apr 2025 07:26:53 +0000 vi hourly 1 Tiểu khó tiểu buốt: Dấu hiệu bệnh gì? Xử trí ra sao? https://vuongbao.com/tieu-kho-tieu-buot-22583/ https://vuongbao.com/tieu-kho-tieu-buot-22583/#respond Tue, 01 Apr 2025 02:00:43 +0000 https://vuongbao.vn/?p=22583 Tiểu khó, tiểu buốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Điều này khiến không ít người lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Việc xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Vậy tiểu khó, tiểu buốt là bệnh gì và cách xử trí thế nào?

Tiểu khó tiểu buốt – Dấu hiệu nhận biết

Tiểu khó và tiểu buốt thực chất là hai tình trạng tiểu tiện khác nhau. Trong đó:

  • Tiểu khó là tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì dòng nước tiểu. Nước tiểu chảy yếu, ngắt quãng, người bệnh phải rặn mạnh, rặn lâu mới tiểu được.
  • Tiểu buốt là cảm giác đau rát, châm chích, nóng rát khi đi tiểu, đôi khi như niệu đạo bị bỏng rát. Cơn đau có thể xuất hiện ở bàng quang, niệu đạo, đầu dương vật hoặc vùng đáy chậu.

Hai triệu chứng này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Vì sao bị tiểu khó tiểu buốt?

Tiểu khó, tiểu buốt không phải hiện tượng đơn thuần mà thường là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu khó, tiểu buốt. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, trong đó nhiễm trùng bàng quang và niệu đạo là phổ biến nhất.

Bệnh thường do vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo, phát triển trong bàng quang, gây viêm nhiễm và kích thích đường tiết niệu, dẫn đến đau buốt, khó tiểu.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là một trong những nguyên nhân gây tiểu khó, tiểu buốt. Đây là nhóm bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng lây qua quan hệ tình dục, đôi khi cũng truyền từ mẹ sang con hoặc qua dùng chung kim tiêm.

Một số bệnh STDs có thể ảnh hưởng đến đường tiết niệu, gây tiểu khó, tiểu buốt như: mụn rộp sinh dục, nhiễm trùng Chlamydia, bệnh Trichomonas.

Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Phì đại tuyến tiền liệt (hay u xơ tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tiền liệt) là tình trạng tuyến tiền liệt phát triển quá mức, thường gặp ở nam giới lớn tuổi.

Khi phì đại, tuyến này có thể chèn ép niệu đạo và bàng quang, gây tiểu khó, tiểu buốt và nhiều rối loạn tiểu tiện khác.

Viêm mào tinh hoàn

Đi tiểu khó tiểu buốt cũng có thể do bạn bị viêm mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn là hiện tượng mào tinh hoàn bị sưng và đau, thường do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Mào tinh hoàn là một ống nhỏ hình chữ C nằm phía sau tinh hoàn, đóng vai trò lưu trữ và giúp tinh trùng trưởng thành trước khi đi vào ống dẫn tinh. Khi bị viêm, nó có thể gây đau và ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện.

Sỏi thận

Sỏi thận cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu.

Sỏi thận hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều chất tạo tinh thể (như canxi, oxalat, axit uric) mà thiếu chất ngăn cản kết dính, dẫn đến sự tích tụ và tạo thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ, chúng có thể tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, khi sỏi lớn và mắc kẹt trong niệu quản, nó có thể gây tắc nghẽn, dẫn đến đau đớn và rối loạn tiểu tiện.

Thuốc men

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư và một số loại thuốc kháng sinh, có thể gây ra hiện tượng tiểu khó tiểu buốt như một tác dụng phụ. Vì thế, nếu gặp điều này trong khi đang sử dụng loại thuốc điều trị nào đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của mình.

Sản phẩm vệ sinh

Đôi khi, tiểu khó tiểu buốt có thể bắt nguồn từ việc sử dụng một số loại sản phẩm vệ sinh cá nhân.

Xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ hay nước hoa vùng kín có thể gây kích ứng niệu đạo và vùng nhạy cảm. Ngoài ra, thuốc nhuộm trong bột giặt hoặc các sản phẩm tẩy rửa cũng có thể gây phản ứng, dẫn đến tình trạng tiểu khó, tiểu buốt.

Nguyên nhân khác

Tiểu khó, tiểu buốt cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:

  • Viêm bàng quang kẽ
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • Bệnh u xơ tắc nghẽn
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Hẹp niệu đạo
  • Ung thư bàng quang, thận, tuyến tiền liệt…

Nên làm gì nếu gặp phải tiểu buốt tiểu khó?

Nếu bị tiểu buốt, tiểu khó kéo dài 24 – 48 giờ, hãy đi khám ngay. Nếu chậm trễ, tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm có thể lan rộng, gây biến chứng nguy hiểm.

Đặc biệt, người bệnh cần được cấp cứu ngay nếu gặp một trong các vấn đề dưới đây:

  • Đang mang thai
  • Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh
  • Dương vật hoặc âm đạo chảy dịch bất thường
  • Đau bụng dữ dội.
Bạn cần đi khám nếu gặp tình trạng tiểu khó tiểu buốt (Ảnh minh họa)

Điều trị tiểu buốt tiểu khó như thế nào?

Để điều trị tiểu buốt, tiểu khó, trước tiên cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán tiểu khó tiểu buốt

Khi có dấu hiệu tiểu khó, tiểu buốt, người bệnh cần đến khoa Thận – Tiết niệu hoặc khoa Nam học (với nam giới) và khoa Sản phụ khoa (với nữ giới) để thăm khám.

Thông thường, quá trình thăm khám, chẩn đoán sẽ bao gồm:

  • Khai thác tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý và thói quen sinh hoạt, bao gồm lịch sử tình dục (nếu nghi ngờ STDs).
  • Đánh giá thuốc sử dụng: Ghi nhận các loại thuốc bạn đang dùng, kể cả thuốc không kê đơn hay biện pháp tự điều trị tại nhà.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích mẫu nước tiểu để tìm dấu hiệu viêm nhiễm, bạch cầu hoặc các hóa chất bất thường.
  • Xét nghiệm bổ sung: Có thể bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi bàng quang hoặc xét nghiệm STDs nếu cần.

☛ Xem thêm: Khám tiểu buốt ở đâu tốt nhất?

Các phương pháp điều trị thường dùng

Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của từng người. Dưới đây là các phương pháp điều trị cho một số nguyên nhân thường gặp:

Vấn đề Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất Phương pháp điều trị
Nguyên nhân nhiễm trùng
Viêm bể thận Vi khuẩn Coliform Thuốc quinolones; aminoglycoside cộng với ampicillin; cephalosporin thế hệ thứ ba; piperacillin (Pipracil)
Viêm bàng quang Vi khuẩn Coliform Thuốc trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim), quinolon, cephalosporin, nitrofurantoin (Furadantin), amoxicillin (Amoxil)
Viêm niệu đạo Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis Thuốc Ceftriaxone (Rocephin) cộng với doxycycline (Vibramycin); macrolit; quinolon
Viêm tuyến tiền liệt Vi khuẩn Coliform Thuốc  Quinolones, doxycycline, trimethoprim-sulfamethoxazole
Viêm âm đạo Virus Herpes simplex II Thuốc Acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir), valacyclovir (Valtrex)
Nguyên nhân tắc nghẽn
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt Tuổi và nội tiết tố androgen Thuốc chẹn alpha, Finasteride (Proscar), liệu pháp tăng thân nhiệt, thay đổi lối sống, phẫu thuật
Hẹp niệu đạo Phẫu thuật trước đó Nong niệu đạo, phẫu thuật
Bệnh ác tính
Khối u tế bào thận Không xác định Phẫu thuật, hóa trị
Ung thư bàng quang Hút thuốc, tiếp xúc với thuốc nhuộm anilin Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị
Bệnh sỏi Rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng Bổ sung nước, kiểm soát cơn đau, thuốc kháng sinh (nếu có nhiễm trùng), thuốc điều chỉnh các khiếm khuyết chuyển hóa (ví dụ: allopurinol [Zyloprim] để tăng axit uric máu)
Nguyên nhân khác
Các sản phẩm vệ sinh cá nhân Dung dịch vệ sinh vùng kín, sữa tắm, dầu gội,… Tránh các loại xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh có hóa chất mạnh và chuyển sang sản phẩm dịu nhẹ.
Độc tính hoặc tác dụng phụ của thuốc Dopamine, cantharidin và những loại thuốc khác Tránh sử dụng. Trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều hoặc đổi thuốc ít tác dụng phụ hơn.

Kết luận:

Tiểu buốt, tiểu khó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Nếu để lâu, bệnh có thể tiến triển và gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Do đó, khi gặp hiện tượng này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn chính xác.

]]>
https://vuongbao.com/tieu-kho-tieu-buot-22583/feed/ 0
Bí tiểu ở người già – Một vấn đề thường gặp và nghiêm trọng https://vuongbao.com/bi-tieu-o-nguoi-gia-22087/ https://vuongbao.com/bi-tieu-o-nguoi-gia-22087/#respond Sun, 30 Mar 2025 02:00:53 +0000 https://vuongbao.vn/?p=22087 Khi một người già đi, họ có xu hướng gặp các vấn đề về đường tiết niệu tăng lên và một trong số đó là tình trạng bí tiểu. Vậy bí tiểu ở người già có nguy hiểm không? Người bệnh và người thân cần làm gì để xử lý và phòng ngừa hiệu quả?

Bí tiểu ở người già – Một hiện tượng thường gặp

Bí tiểu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi, đặc biệt là nam giới. Đây là một trong những vấn đề tiết niệu thường gặp ở người trên 65 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bí tiểu ở độ tuổi 40–83 là 4,5–6,8/1.000 người mỗi năm, và con số này tăng lên hơn 30% ở độ tuổi 80.

Bí tiểu xảy ra khi bàng quang không thể thải hết nước tiểu, gồm hai dạng:

  • Bí tiểu cấp tính: Xuất hiện đột ngột, người bệnh không thể đi tiểu dù bàng quang căng đầy. 1/10 nam giới trên 70 tuổi và gần 1/3 nam giới trên 80 tuổi có nguy cơ mắc.
  • Bí tiểu mãn tính: Tiến triển chậm, người bệnh vẫn có thể tiểu nhưng không hết hoàn toàn. Nhiều người không nhận ra mình mắc bệnh do triệu chứng không rõ ràng.
Bí tiểu ở người già là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là nam giới cao tuổi (Ảnh minh họa)

Bí tiểu ở người già có nguy hiểm không?

Bí tiểu, đặc biệt là bí tiểu cấp tính là tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Khi bàng quang căng đầy nhưng không thể thải nước tiểu, người bệnh sẽ gặp cơn đau dữ dội và nguy cơ tổn thương hệ tiết niệu.

Bí tiểu mãn tính diễn tiến chậm hơn nhưng nếu không điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nước tiểu tồn đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.
  • Tổn thương bàng quang: Bàng quang căng quá mức lâu ngày làm suy yếu chức năng cơ bàng quang.
  • Tiểu không tự chủ: Khi cơ bàng quang hư hỏng, nước tiểu có thể rò rỉ ngoài ý muốn.
  • Tổn thương thận: Nước tiểu ứ đọng có thể trào ngược lên thận, gây sưng thận, suy giảm chức năng và dẫn đến suy thận.

Vì vậy, bí tiểu ở người già không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những biến chứng của bí tiểu ở người già (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân

Bí tiểu ở người cao tuổi thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Do tắc nghẽn

Tắc nghẽn có thể xảy ra bên trong hoặc bên ngoài hệ tiết niệu, phổ biến nhất là:

  • Ở nam giới: Phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt), ung thư tuyến tiền liệt.
  • Ở nữ giới: Sa nội tạng (sa trực tràng, sa tử cung), khối u vùng chậu (u xơ tử cung, u nang buồng trứng).
  • Ở cả hai giới: Sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, khối u ác tính đường tiêu hóa, táo bón nặng gây chèn ép bàng quang.

Trong một nghiên cứu trên 310 nam giới cao tuổi, 53% trường hợp bí tiểu là do phì đại tuyến tiền liệt, khiến đây trở thành nguyên nhân tắc nghẽn phổ biến nhất.

Tuyền tiền liệt phì đại chèn ép vào niệu đạo, khiến nước tiểu không thể thoát hết ra ngoài, gây ra tình trạng bí tiểu ở người già (Ảnh minh họa)

Do nhiễm trùng và viêm

Nhiễm trùng ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu dưới đều có thể gây bí tiểu do làm sưng viêm, chèn ép niệu đạo và cản trở dòng chảy nước tiểu.

Các tình trạng viêm nhiễm phổ biến gây bí tiểu:

Ở nam giới: Viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, áp xe tuyến tiền liệt. Trong đó, ở nam giới cao tuổi, viêm tuyến tiền liệt cấp tính là nguyên nhân phổ biến nhất. Bệnh thường do vi khuẩn gram âm như E. coli hoặc Proteus gây ra, dẫn đến sưng tuyến tiền liệt, chèn ép niệu đạo và gây bí tiểu.

Ở nữ giới: Viêm âm đạo, viêm âm hộ cấp tính, lichen phẳng âm đạo. Trong đó, ở nữ giới cao tuổi, viêm âm đạo là nguyên nhân phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh do suy giảm estrogen, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm và dẫn đến bí tiểu.

Ở cả hai giới: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm herpes simplex, bệnh sán máng.

Ngoài ra, viêm niệu đạo do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây sưng phù niệu đạo, cản trở quá trình tiểu tiện và gây bí tiểu.

Viêm bàng quang cũng là một nguyên nhân gây bí tiểu ở người cao tuổi (Ảnh minh họa)

Do tổn thương thần kinh

Dây thần kinh bị tổn thương có thể làm rối loạn hoạt động của bàng quang, khiến cơ quan này không nhận được tín hiệu đi tiểu hoặc không co bóp đủ mạnh để đẩy hết nước tiểu ra ngoài, dẫn đến bí tiểu.

Các nguyên nhân thần kinh gây bí tiểu:

  • Tổn thương thần kinh tự chủ hoặc ngoại vi: Đái tháo đường, bệnh thần kinh tự chủ, hội chứng Guillain-Barré, thiếu máu ác tính, bại liệt, phẫu thuật vùng chậu.
  • Tổn thương não: Đột quỵ, bệnh đa xơ cứng, Parkinson, khối u não.
  • Tổn thương tủy sống: Thoát vị đĩa đệm, u tủy sống, chấn thương tủy sống, áp xe hoặc tụ máu tủy sống.

Do thuốc

Một số loại thuốc có thể gây bí tiểu ở người cao tuổi do ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ bàng quang, làm giảm khả năng co bóp hoặc cản trở quá trình bài tiết nước tiểu.

Các nhóm thuốc dễ gây bí tiểu:

  • Thuốc cường hệ adrenergic
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống loạn nhịp tim
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc trị cao huyết áp

Nguyên nhân khác

  • Nam giới: Chấn thương dương vật, gãy hoặc rách
  • Nữ giới: Rối loạn chức năng cơ vòng niệu đạo (hội chứng fowler)
  • Cả hai giới: Đứt niệu đạo sau và cổ bàng quang do gặp chấn thương vùng chậu; biến chứng sau phẫu thuật.

Nhận biết bí tiểu ở người già

Các dấu hiệu nhận biết bí tiểu ở người già bao gồm:

Bí tiểu cấp tính

  • Xảy ra đột ngột, người bệnh buồn tiểu nhưng không thể đi được.
  • Đau dữ dội và khó chịu ở vùng bụng dưới.
  • Bàng quang căng phồng, có thể sờ thấy khi thăm khám.
  • Có thể kèm theo hôn mê hoặc sốt cao do nhiễm trùng.

Bí tiểu mãn tính

  • Diễn ra trong thời gian dài, tiểu tiện nhiều lần (trên 8 lần/ngày).
  • Khó khăn khi đi tiểu, cảm giác tiểu không hết.
  • Tiểu đêm nhiều lần, có thể tiểu són hoặc tiểu gấp.
  • Không nhận biết khi bàng quang đầy, cảm giác khó chịu vùng bụng dưới.
Bí tiểu khiến người bệnh cảm thấy mình phải đi tiểu thường xuyên, trên 8 lần mỗi ngày, cả ngày lẫn đêm (Ảnh minh họa)

Nên làm gì khi bị bí tiểu?

Bí tiểu có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi. Việc xử lý kịp thời và đúng cách là rất quan trọng.

Đối với bản thân

Khi bị bí tiểu, người bệnh cần:

  • Gọi cấp cứu ngay nếu có dấu hiệu bí tiểu cấp tính, đây là tình trạng khẩn cấp.
  • Nếu bị bí tiểu mãn tính, nên đi khám sớm để chẩn đoán và điều trị, tránh biến chứng.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với người nhà

Gia đình là chỗ dựa quan trọng giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn. Với những người có người nhà là người cao tuổi thường xuyên bị bí tiểu, hãy lưu tâm đến họ nhiều hơn, thường xuyên hỏi han sức khỏe, đồng thời cần:

  • Gọi cấp cứu ngay khi phát hiện người nhà có dấu hiệu bí tiểu cấp tính.
  • Khuyến khích người lớn tuổi đi khám nếu có dấu hiệu bí tiểu mãn tính, tránh tâm lý chịu đựng.
  • Đưa người thân đi khám tại khoa Thận – Tiết niệu và đồng hành cùng họ trong những lần tái khám.
  • Đốc thúc người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị.
Con cái nên thường xuyên hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ già và đưa họ đi khám nếu thấy họ có các triệu chứng bí tiểu hay bất kì căn bệnh nào (Ảnh minh họa)

Điều trị bí tiểu ở người già

Tùy từng trường hợp, các phương pháp điều trị bí tiểu khác nhau sẽ được lựa chọn.

Bí tiểu cấp tính

Đây là một tình trạng cấp cứu, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông tiểu qua đường niệu đạo để giải áp bàng quang và thải nước tiểu ra ngoài.

Nếu bệnh nhân từng phẫu thuật tiết niệu gần đây (cắt tuyến tiền liệt, tái tạo niệu đạo), bác sĩ sẽ đặt ống thông trên xương mu thay vì qua niệu đạo.

Sau khi đặt ống thông, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Tiếp theo bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị nguyên nhân.

Bí tiểu mãn tính

Bí tiểu mãn tính cần điều trị nếu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc có biến chứng đường tiết niệu. Các phương pháp điều trị gồm:

Đặt ống thông tiểu: Đặt ống thông tiểu để có thể thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Tuy nhiên, việc đặt ống thông trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng, vì thế các bác sĩ sẽ cố gắng để không phải đặt ống thông tiểu quá lâu.

Nếu đặt ống thông không liên tục, bệnh nhân sẽ được dạy cách đặt ống thông để giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang.

Bệnh nhân cần đặt ống thông tiểu để có thể thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang (Ảnh minh họa)

Nong niệu đạo và đặt stent: Thủ thuật này được sử dụng để mở rộng lỗ hẹp niệu đạo, từ đó cho phép nước tiểu chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Nội soi bàng quang: Thủ thuật này được sử dụng để tìm và loại bỏi sỏi hoặc các vật thể lạ trong bàng quang, niệu đạo.

Sử dụng thuốc: Đây là phương pháp trị bí tiểu hiệu quả với nhiều trường hợp mãn tính. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt.
  • Thuốc giãn cơ vòng niệu đạo, tuyến tiền liệt giúp tiểu tiện dễ hơn.
  • Thuốc giảm kích thước tuyến tiền liệt ở nam giới bị phì đại.

Sửa đổi hành vi: Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên sửa đổi một số hành vi để làm giảm triệu chứng bí tiểu.

  • Điều chỉnh lượng và thời gian uống nước.
  • Tập bài tập cơ sàn chậu.
  • Thực hành kỹ thuật phục hồi bàng quang.

Phẫu thuật: Nếu thuốc và các liệu pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể cần thực hiện các thủ thuật phẫu thuật. Việc thực hiện thủ thuật nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi cũng như nguyên nhân gây bệnh.

☛ Xem thêm: Tổng hợp phương pháp điều trị bí tiểu hiệu quả

Vương Bảo – Khắc phục bí tiểu, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi

Nam giới lớn tuổi thường gặp các vấn đề như bí tiểu, tiểu yếu, tiểu rắt, tiểu đêm… Vương Bảo là sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép, giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện do phì đại tiền liệt tuyến nhờ thành phần từ thảo dược thiên nhiên.

Sản phẩm chứa Hải trung kim, ngũ sắc, sài hồ nam giúp thông tiểu, giảm bí tiểu; rau tàu bay, đơn kim hỗ trợ kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, náng hoa trắng giúp giảm rối loạn tiểu tiện và hỗ trợ thu nhỏ u xơ tiền liệt tuyến, còn ngải nhật có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Hiệu quả của Vương Bảo đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW và kiểm chứng bởi hàng ngàn khách hàng trong suốt 10 năm qua. Chỉ sau 2-3 tuần sử dụng, triệu chứng rối loạn tiểu tiện được cải thiện rõ rệt.

Vương Bảo an toàn khi sử dụng lâu dài, không ảnh hưởng đến gan, thận hay hệ tiêu hóa. Người cao tuổi, kể cả khi đang điều trị bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, vẫn có thể yên tâm sử dụng.

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

Kết luận

Bí tiểu là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống. Bí tiểu cấp tính cần xử lý khẩn cấp, trong khi bí tiểu mãn tính nếu không điều trị có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Nhiều người già âm thầm chịu đựng, coi đó là lẽ thường. Hãy quan tâm, động viên và giúp họ hiểu rằng bí tiểu có thể điều trị. Đưa họ đi khám và hỗ trợ tuân thủ phác đồ sẽ giúp cải thiện cuộc sống, mang lại sự thoải mái và hạnh phúc.

Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258.

]]>
https://vuongbao.com/bi-tieu-o-nguoi-gia-22087/feed/ 0
Bí tiểu ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị https://vuongbao.com/bi-tieu-o-nam-gioi-18745/ https://vuongbao.com/bi-tieu-o-nam-gioi-18745/#respond Tue, 25 Mar 2025 02:00:59 +0000 https://vuongbao.vn/?p=18745 Bí tiểu ở nam giới là tình trạng bàng quang không trống hoàn toàn sau khi bạn đi tiểu hoặc không thể đi tiểu dù bàng quang đã đầy. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm sao để nhận biết sớm và điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bí tiểu ở nam giới – Một hiện tượng phổ biến

Bí tiểu ở nam giới là tình trạng bàng quang đầy nước tiểu nhưng không thể tiểu tiện được hoặc tiểu không hết. Bí tiểu được chia thành bí tiểu cấp và mạn. Trong đó:

  • Bí tiểu cấp tính: Xảy ra đột ngột, người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được. Đây là một tình trạng khẩn cấp cần được xử lý ngay.
    Bí tiểu mạn tính: Diễn ra trong thời gian dài, người bệnh vẫn có thể tiểu tiện nhưng bàng quang không trống hoàn toàn, gây ra nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, suy thận nếu không được điều trị kịp thời.

Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi:

  • 40 – 83 tuổi: 4,5 – 6,8/1.000 nam giới.
  • 70 tuổi: 100/1.000 nam giới.
  • 80 tuổi: 300/1.000 nam giới mắc bí tiểu cấp tính.
Bí tiểu mạn tính là tình trạng bàng quang của bạn không trống hoàn toàn sau khi tiểu (Ảnh minh họa)

Triệu chứng bí tiểu

Dưới đây là một số triệu chứng bí tiểu thường gặp:

Bí tiểu cấp tính

  • Không thể đi tiểu dù bàng quang đã đầy.
  • Đau đớn dữ dội ở vùng bụng dưới.
  • Cảm giác đầy hơi, khó chịu.

Bí tiểu mạn tính

  • Tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào ban đêm.
  • Khó bắt đầu đi tiểu (khó tiểu, phải rặn).
  • Dòng nước tiểu yếu, gián đoạn.
  • Buồn tiểu khẩn cấp nhưng khó kiểm soát.
  • Cảm giác chưa tiểu hết, phải đi tiểu nhiều lần liên tục.
  • Khó chịu nhẹ kéo dài ở vùng bụng dưới.

Một số trường hợp bí tiểu mạn tính không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận hoặc tổn thương bàng quang.

Khi bị bí tiểu, nam giới có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện hoặc không có triệu chứng nào (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bí tiểu ở nam giới

Bí tiểu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Tắc nghẽn niệu đạo

Niệu đạo tắc nghẽn khiến dòng nước tiểu bị cản trở, gây bí tiểu. Tình trạng này có thể do:

  • Phì đại tuyến tiền liệt lành tính
  • Hẹp niệu đạo
  • Sỏi đường tiết niệu
  • Táo bón nặng
  • Khối u do ung thư…
Theo hướng nhìn, bên trái: tuyến tiền liệt bình thường, bên phải: phì đại tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo gây ra bí tiểu (Ảnh minh họa)

Vấn đề về thần kinh

Tổn thương dây thần kinh khiến bàng quang không nhận được tín hiệu đầy nước tiểu, gây bí tiểu. Nguyên nhân có thể là:

  • Chấn thương não, tủy sống hoặc xương chậu
  • Bệnh tiểu đường
  • Đột quỵ
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Ngộ độc kim loại nặng
  • Ảnh hưởng của thuốc gây mê sau phẫu thuật…
Một số vấn đề y tế có thể khiến thần kinh bị tổn thương, gây ra bí tiểu, như bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)

Thuốc

Một số nhóm thuốc có thể gây bí tiểu bằng cách can thiệp vào tín hiệu thần kinh từ não đến bàng quang và tuyến tiền liệt. Ví dụ:

  • Thuốc kháng histamine (trị dị ứng)
  • Thuốc chống co thắt (trị đau dạ dày, tiểu không tự chủ)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc thông mũi, thuốc trị huyết áp cao
  • Thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau opioid

Đặc biệt, các loại thuốc chống dị ứng và cảm lạnh không kê đơn có chứa pseudoephedrine, hay thuốc kháng histamine có thể làm nặng thêm các triệu chứng bí tiểu ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.

Một số nhóm thuốc có thể gây bí tiểu bằng cách can thiệp vào tín hiệu thần kinh (Ảnh minh họa)

Cơ bàng quang suy yếu

Khi cơ bàng quang suy yếu, nó không thể co bóp đủ mạnh hoặc đủ lâu để làm trống bàng quang hoàn toàn, dẫn tới bí tiểu. Tình trạng này chủ yếu do lão hóa.

Nhiễm trùng và viêm

Tình trạng viêm nhiễm trong đường tiết niệu có thể gây bí tiểu, bao gồm:

  • Viêm trong bàng quang
  • Viêm niệu đạo
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt
  • Viêm Balan ở dương vật
  • Sưng bao quy đầu…

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác như chấn thương khiến dương vật, niệu đạo sau và cổ bàng quang bị tổn thương, bí tiểu cũng có thể xảy ra.

Các biến chứng nếu không điều trị

Bí tiểu cấp tính là tình trạng khẩn cấp cần cấp cứu ngay. Nếu không can thiệp kịp thời, bàng quang sẽ tiếp tục căng đầy, gây đau đớn dữ dội, tổn thương bàng quang và thận, thậm chí dẫn đến suy thận hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Bí tiểu mãn tính tiến triển chậm hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu không điều trị, người bệnh có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc tiểu không tự chủ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Do đó, bí tiểu ở nam giới là vấn đề cần được quan tâm và điều trị sớm để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Bí tiểu có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống và nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Điều trị bí tiểu ở nam giới

Việc điều trị bí tiểu tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp phổ biến gồm:

Dẫn lưu bàng quang

Bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra ngoài, giúp giảm đau và tránh tổn thương bàng quang.

  • Bí tiểu cấp tính: Bệnh nhân được gây tê cục bộ, sau đó ống thông được đưa qua niệu đạo. Nếu niệu đạo bị tắc, ống thông sẽ được đặt qua bụng dưới sau khi gây mê.
  • Bí tiểu mãn tính: Có thể dùng ống thông không liên tục hoặc dài hạn nếu các phương pháp khác không hiệu quả. Bệnh nhân có thể được hướng dẫn tự đặt ống thông tại nhà khi cần thiết.

Nong niệu đạo

Phương pháp này được áp dụng khi bí tiểu do hẹp niệu đạo hoặc hẹp lỗ niệu đạo ngoài.

Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ dùng dao chuyên dụng để cắt mô xơ gây hẹp, sau đó sử dụng que nong hoặc bóng nong với kích thước tăng dần để mở rộng niệu đạo, giúp nước tiểu lưu thông dễ dàng hơn.

Stent niệu đạo

Đây là kỹ thuật hiện đại giúp điều trị hẹp niệu đạo hoặc niệu quản. Stent niệu đạo có thể được sử dụng tạm thời để duy trì lưu thông nước tiểu, đặc biệt trong trường hợp bị sỏi thận trước khi thực hiện loại bỏ sỏi.

Stent là một ống rỗng bằng silicon hoặc kim loại, được đặt vào niệu quản để dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài và loại stent sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.

Sử dụng thuốc

Nếu bí tiểu do nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng:

  • Thuốc chặn alpha: Giãn cơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, giúp niệu đạo mở rộng, cải thiện dòng chảy nước tiểu.
  • Thuốc ức chế men khử 5-alpha (5-ARI): Thu nhỏ và ngăn chặn sự phát triển của tuyến tiền liệt, cần dùng lâu dài để duy trì hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Điều trị viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, có thể dùng đường uống hoặc tiêm tùy mức độ nhiễm trùng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giảm viêm, giảm đau trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt.
  • Kem chống nấm, kem steroid: Được chỉ định trong một số trường hợp viêm nhiễm do nấm hoặc dị ứng.

Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bí tiểu và chỉ định của bác sĩ.

Tia xạ

Xạ trị là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư, bao gồm ung thư bàng quang, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt – những nguyên nhân có thể gây bí tiểu.

Phương pháp này sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt hoặc thu nhỏ khối u, giúp giảm áp lực lên đường tiết niệu. Xạ trị có thể được thực hiện trước phẫu thuật để giảm kích thước khối u hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác tùy theo tình trạng bệnh.

Hóa trị liệu

Cũng là một phương pháp điều trị ung thư. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc để gây độc tế bào, nhằm ngăn chặn chúng phát triển và phân chia.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Loại phẫu thuật phù hợp sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Phẫu thuật tuyến tiền liệt: Dành cho trường hợp bí tiểu do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. (Xem thêm: Các phương pháp phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt)
  • Cắt mở niệu đạo: Điều trị hẹp niệu đạo bằng cách tạo đường thông rộng hơn.
  • Phẫu thuật ung thư: Loại bỏ khối u và mô ung thư trong bàng quang hoặc niệu đạo để giảm tắc nghẽn đường tiểu.

Vật lý trị liệu

Để tăng cường hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện vật lý trị liệu.

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập cơ sàn chậu nhằm tăng cường sức mạnh cho cơ và dây thần kinh bàng quang, giúp cải thiện khả năng kiểm soát và tống xuất nước tiểu tốt hơn.

Các bài tập sàn chậu (kegel) giúp tăng cường sức mạnh cho dây thần kinh và cơ bàng quang, nâng cao hiệu quả điều trị bí tiểu (Ảnh minh họa)

Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị

Song song với các phương pháp điều trị trên, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị là TPCN, TPBVSK cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Với các trường hợp bị bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.

Vương Bảo không chỉ giúp giảm bí tiểu mà còn cải thiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu yếu, hỗ trợ thu nhỏ u xơ tiền liệt tuyến nhờ công thức thảo dược:

  • Hải trung kim: giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, bí tiểu.
  • Sài hồ nam, ngũ sắc: giúp lợi tiểu.
  • Rau tàu bay, đơn kim, lá cây hoa ban: giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo.
  • Náng hoa trắng: Giúp giảm kích thước khối u xơ tiền liệt tuyến (hiệu quả đã được thử nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh) đồng thời làm giảm nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới.
  • Ngải nhật: Chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến. (Vương Bảo là sản phẩm đầu tiên có chứa thành phần Ngải nhật).

Vương Bảo an toàn khi dùng lâu dài nhờ thành phần 100% thảo dược. Người cao tuổi, người dùng thuốc huyết áp, tim mạch, tiểu đường vẫn có thể sử dụng.

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

Phòng ngừa bí tiểu

Dù không thể ngăn chặn hoàn toàn chứng bí tiểu, tuy nhiên ta có thể giảm nguy cơ bằng cách:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngăn ngừa táo bón.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Đi vệ sinh đúng giờ, khoảng 2-3 giờ/lần.
  • Tập bài tập sàn chậu để tăng cường cơ bàng quang.
  • Dùng thuốc theo chỉ định, đặc biệt nam giới có vấn đề tuyến tiền liệt nên tránh thuốc dễ gây bí tiểu.

Tóm lược

Bí tiểu ở nam giới là một hiện tượng phổ biến nhưng nguy hiểm và cần phải được điều trị. Vì thế, nếu gặp bất kì triệu chứng bất thường nào, bạn nên sớm đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Mọi vấn đề thắc mắc bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước) hoặc để lại bình luận cuối bài viết.

]]>
https://vuongbao.com/bi-tieu-o-nam-gioi-18745/feed/ 0
Tiểu nhỏ giọt: Triệu chứng không hiếm gặp https://vuongbao.com/tieu-nho-giot-6869/ https://vuongbao.com/tieu-nho-giot-6869/#comments Sat, 22 Mar 2025 07:23:57 +0000 https://vuongbao.vn/?p=6869 Tiểu nhỏ giọt khiến nam giới cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Vậy nguyên nhân do đâu? Khi nào cần thăm khám? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Tiểu nhỏ giọt là triệu chứng bệnh gì?

Tiểu nhỏ giọt là tình trạng nước tiểu chảy ra từng giọt, không thành dòng liên tục, khiến người bệnh có cảm giác đi tiểu nhiều lần nhưng không hết. Triệu chứng này thường đi kèm với tiểu buốt, bí tiểu, đau vùng bụng dưới hoặc cảm giác căng tức bàng quang. Nếu kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây khó chịu và tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu liên quan đến các bệnh lý về hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt:

  • Viêm tuyến tiền liệt: Thường gặp ở nam giới trung niên và cao tuổi, viêm tuyến tiền liệt gây sưng viêm, chèn ép niệu đạo, dẫn đến tiểu khó, tiểu nhỏ giọt và cảm giác đau rát khi tiểu.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt phì đại, nó sẽ gây áp lực lên niệu đạo, làm cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây tiểu nhỏ giọt, tiểu yếu, thậm chí bí tiểu.
  • Viêm bàng quang: Nhiễm trùng bàng quang có thể gây kích thích và viêm sưng, làm giảm khả năng co bóp và tống xuất nước tiểu, dẫn đến tiểu nhỏ giọt kèm đau rát.
  • Tổn thương niệu đạo: Niệu đạo bị viêm, chấn thương hoặc hẹp do sẹo xơ có thể cản trở dòng nước tiểu, gây tiểu khó và tiểu không hết.
  • Ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư bàng quang: Các khối u có thể chèn ép đường tiểu, khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài, dẫn đến tiểu nhỏ giọt, tiểu lắt nhắt, có thể kèm theo tiểu ra máu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy, dẫn đến tiểu đau, tiểu nhỏ giọt và cảm giác buốt rát.
  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu đạo: Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, khiến dòng nước tiểu bị gián đoạn, gây ra hiện tượng tiểu ngắt quãng, nhỏ giọt.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề tiểu nhỏ giọt ở nam giới, cần phải có sự xét nghiệm của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín cùng trang thiết bị đầy đủ. Từ đó, tùy theo nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thuận lợi cho bệnh nhân như: nội khoa (dùng thuốc), ngoại khoa (phẫu thuật),…

Cần làm gì khi bị tiểu nhỏ giọt?

Tiểu nhỏ giọt không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài, nam giới nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Mặc dù tiểu nhỏ giọt có thể khiến nhiều người e ngại khi chia sẻ với bác sĩ, nhưng việc thăm khám là cần thiết, đặc biệt trong các tình huống sau:

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc: Nếu tình trạng tiểu nhỏ giọt khiến bạn cảm thấy khó chịu, mất tự tin hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy sớm đi kiểm tra.
  • Kèm theo các triệu chứng khác: Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bí tiểu hoặc cảm giác tiểu không hết, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc đường tiết niệu.
  • Nguy cơ té ngã ở người cao tuổi: Người lớn tuổi bị tiểu nhỏ giọt thường phải đi tiểu nhiều lần trong đêm, gây mất ngủ và tăng nguy cơ té ngã khi di chuyển vội vàng.
  • Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng: Nếu tiểu nhỏ giọt kèm theo tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, có thể đây là dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Các bước xử lý khi bị tiểu nhỏ giọt

Nếu gặp tình trạng tiểu nhỏ giọt, người bệnh cần bình tĩnh, thực hiện các biện pháp sau để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn:

1. Đi khám tại cơ sở y tế uy tín

Việc thăm khám giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm, tránh biến chứng.

Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang hoặc đo lưu lượng nước tiểu để xác định nguyên nhân.

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày) để tránh cô đặc nước tiểu, giảm kích thích bàng quang.
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả tươi. Nên ăn một số loại thực phẩm có tác dụng cải thiện bệnh trong dân gian như: sắn dây, bí xanh, mề gà,…
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, thực phẩm cay, nóng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ… vì chúng có thể gây kích thích niệu đạo.
  • Đi tiểu đúng giờ, không nhịn tiểu để tránh làm tổn thương bàng quang.
  • Tập bài tập Kegel giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

3. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

  • Điều trị nội khoa: Nếu tiểu nhỏ giọt do viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ trơn hoặc thuốc chống viêm.
  • Điều trị ngoại khoa: Trường hợp tiểu nhỏ giọt do sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo hoặc u tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể chỉ định tán sỏi, nong niệu đạo hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u.

4. Tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân có thể làm tăng áp lực lên bàng quang và tuyến tiền liệt, khiến tình trạng tiểu khó nặng hơn.

Để cải thiện chức năng bàng quang, đồng thời duy trì sức khỏe tổng thể, bạn có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…

Lời khuyên của bác sĩ cho người bị tiểu nhỏ giọt

Tiểu nhỏ giọt do bệnh lý hay do căng thẳng thì vẫn cần phải tự phòng tránh để không xảy ra các biến chứng khi quá muộn.Dưới đây là một số lời khuyên giúp cải thiện sức khỏe hệ tiết niệu:

  • Chú ý giữ gìn vệ sinh xung quanh bộ phận sinh dục, tránh các thương tổn, xước da gây nhiễm trùng.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu với tần suất nhiều lần trong ngày.
  • Giữ tâm lý vui vẻ, để cơ thể được nghĩ ngơi, thư giãn, tránh làm việc hay vận động quá sức và những yếu tố gây tiêu cực.
  • Đi khám định kì từ 3-6 tháng một lần, nhất là đối với những nam giới đã cao tuổi.

Đọc thêm: Điều trị bí tiểu

Kết luận

Tiểu nhỏ giọt không chỉ gây bất tiện mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường, nam giới nên sớm đi khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Chủ động chăm sóc sức khỏe tiết niệu giúp ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

]]>
https://vuongbao.com/tieu-nho-giot-6869/feed/ 1
Cách chữa bí tiểu tại nhà bằng mẹo dân gian cực hiệu quả! https://vuongbao.com/chua-bi-tieu-theo-cach-dan-gian-6082/ https://vuongbao.com/chua-bi-tieu-theo-cach-dan-gian-6082/#comments Wed, 19 Mar 2025 09:11:57 +0000 https://vuongbao.vn/?p=6082 Từ lâu, dân gian đã lưu truyền nhiều cách chữa bí tiểu bằng thảo dược tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng tiểu khó mà không cần dùng thuốc Tây. Trong bài viết này, hãy cùng Vương Bảo tìm hiểu những bài thuốc dân gian chữa bí tiểu hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây bí tiểu là gì?

Bí tiểu có hai dạng: cấp tính và mạn tính, xảy ra ở cả nam và nữ. Các nguyên nhân chính gồm:

  • Bàng quang co bóp yếu: Do mất liên kết thần kinh (chấn thương cột sống), viêm mạn tính, xơ hóa bàng quang.
  • Cơ vòng niệu đạo không giãn đủ rộng: Thường do chấn thương thần kinh, viêm mạn tính, u tuyến tiền liệt, hoặc sỏi bàng quang.
  • Niệu đạo bị tắc nghẽn: Hẹp do viêm, sỏi, u xơ tuyến tiền liệt chèn ép, hoặc tổn thương niệu đạo.
  • Bệnh lý liên quan: Ở nam giới: sỏi tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo… Ở nữ giới: viêm bàng quang, viêm vùng chậu, viêm âm đạo, mang thai…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch, kháng histamine có thể gây bí tiểu tạm thời.
Cơ chế hoạt động của bàng quang khi nhịn tiểu và đi tiểu

Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà

Nếu bị bí tiểu, bạn có thể áp dụng các bài thuốc Nam giúp thanh nhiệt, hỗ trợ chức năng thận và giảm viêm đường tiết niệu.

Bài 1: Dùng củ sắn dây trị bí tiểu

  • Cách 1: Cạo sạch vỏ sắn dây, thái lát, phơi khô rồi sấy giòn. Sau đó, giã nhỏ, rây mịn, hòa với đường và uống trong 10 ngày.
  • Cách 2: Pha 2 – 3 thìa bột sắn dây nguyên chất với 200ml nước mát, uống 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng bí tiểu.
Dùng củ sắn dây trị bí tiểu

Bài 2: Mẹo chữa bí tiểu bằng bầu đất, râu ngô

  • Chuẩn bị: Bầu đất 30g, râu ngô 20g, mã đề 20g.
  • Rửa sạch bầu đất, râu ngô và mã đề rồi cho vào ấm sắc cùng 550ml nước.
  • Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn  khoảng 250ml thì ngừng.
  • Chia thuốc thành 2 phần dùng uống 2 lần trong ngày, dùng 10 ngày liên tục để thấy hiệu quả.

Bài 3: Búp tre, rau má

  •  Chuẩn bị: Búp tre tươi 20g, rau má tươi 20g
  • Rửa sạch nguyên liệu rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh.
  • Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt búp tre, rau má. Sau đó pha thêm với 200ml nước ấm dùng uống trực tiếp.
  • Ngày thực hiện 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả.

Bài 4: Kết hợp rễ cỏ chanh và rau má

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, hoa súng 15g, râu ngô 15g, diếp cá 10g.
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch.
  • Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 300ml thì ngừng.
  • Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày.
  • Thực hiện 10 ngày liên tục sẽ thấy chứng bí tiểu thuyên giảm đáng kể.

Bài 5: chữa trị bí tiểu bằng kim anh tử

Quả kim anh tử chữa trị bí tiểu
  • Chuẩn bị: Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng.
  • Kim anh tử rửa sạch, thái miếng rồi cho vào nồi đun với 3 lit nước sạch.
  • Nước sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ đến khi còn khoảng 1 lit nước, vớt sạch bã kim anh tử, lọc lấy phần nước thuốc trong.
  • Tiếp tục đun trên lửa nhỏ phần nước thuốc đến khi thành dạng cao, khuấy đều liên tục để thuốc không bị cháy.
  • Mỗi lần uống dùng cao kim anh tử pha với nước ấm, khuấy đều rồi uống 2 lần/ngày sẽ giúp trị chứng bí tiểu và tiểu dắt khá hiệu quả.

Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng

  • Chuẩn bị: Lá bìm bìm tươi 50g, lá mảnh cộng tươi 50g.
  • Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch.
  • Nước sôi hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng.
  • Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi chứng bí tiểu cải thiện.

Bài 7: Chữa trị bí tiểu bằng mã đề

  • Chuẩn bị: Cây mã đề 100g, rễ cỏ tranh 20g, râu ngô 20g, củ sả 20g, đậu đen 20g.
  • Rửa sạch nguyên liệu rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 1 lít nước.
  • Nước sôi vặn nhỏ lửa đun đến khi nước thuốc còn 500ml thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thu được thành 2 phần và dùng uống trong ngày, uống sau bữa ăn chính.
  • Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi cải thiện của chứng bí tiểu.

Bài 8: Dùng bồ công anh trị bí tiểu

Cây bồ công anh trị bí tiểu
  • Chuẩn bị: Bồ công anh, Mã đề, rau má, râu ngô, Cam thảo dây, Mía dò, rễ cỏ tranh mỗi loại 1 phần bằng nhau
  • Rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lit nước.
  • Sắc đến khi nước thuốc còn khoảng 350 – 400 ml thì ngừng.
  • Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp. Sau đó tiếp tục sắc nước 2 và nước 3.
  • Dùng uống hết trong ngày sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang.
  • Kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để giúp chữa trị bí tiểu.

Bài 9: Cách trị bí tiểu bằng lớp da vàng mề gà

  • Chuẩn bị: 300g da vàng mề gà hay còn gọi là kê nội kim (có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc Bắc)
  • Cho kê nội kim lên chảo rang vàng đến khi có mùi thơm thì ngừng.
  • Tiến hành giã nát hoặc xay thành bột mịn rồi cho vào bình thủy tinh kín nút chặt miệng bảo quản.
  • Khi dùng lấy khoảng 2/3 muỗng cafe bột kê kim nội đem pha với nước ấm rồi dùng uống trực tiếp.
  • Ngày uống 3 lần uống sau bữa ăn nhằm điều trị bí tiểu.

Bài 10: Bí xanh và cách chữa trị bí tiểu dân gian

  • Chuẩn bị: 300g bí xanh.
  • Bí xanh gọt vỏ bỏ ruột, sắt miếng, ép lấy nước cốt rồi dùng uống trực tiếp.
  • Nếu không uống quen có thể pha thêm nước lọc và vài hạt muối tinh cho dễ uống.

Ngoài ra, có thể dùng bí xanh luộc chín rồi ăn hết cả bí và nước luộc. Ngày ăn từ 300g – 500g. Áp dụng khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể.

Chữa bí tiểu bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả không?

Các bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng để hỗ trợ cải thiện tình trạng bí tiểu nhờ tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm viêm nhiễm nhẹ. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có thể mang lại hiệu quả nhất định trong trường hợp bí tiểu do nóng trong, viêm nhiễm đường tiết niệu nhẹ hoặc chức năng thận suy giảm tạm thời.

Trường hợp bí tiểu do các nguyên nhân nghiêm trọng hơn như sỏi tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo hoặc tổn thương thần kinh… chúng gần như không hiệu quả hoặc cho tác dụng rất kém và không thể thay thế phương pháp điều trị y khoa. Do đó, nếu tình trạng bí tiểu kéo dài, tiểu khó, đau buốt hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần đi khám sớm để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, đối với người bệnh bị bí tiểu có nguyên nhân từ bệnh u xơ tiền liệt tuyến có thể tham khảo thêm viên uống Vương Bảo.

Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:

  • Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
  • Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần

Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam… kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần chính xác, giúp mang lại hiệu quả tối ưu trong việc hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt.

Lưu ý khi chữa bí tiểu theo dân gian

Chữa bí tiểu bằng các bài thuốc dân gian có thể mang lại hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt, bạn cần lưu ý:

  • Chọn nguyên liệu sạch, an toàn: Các loại thảo dược như sắn dây, râu ngô, mã đề… cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, không nhiễm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật để tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Không lạm dụng hoặc thay thế hoàn toàn điều trị y khoa: Các bài thuốc dân gian chủ yếu có tác dụng hỗ trợ. Nếu tình trạng bí tiểu không cải thiện hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường (đau buốt, tiểu ra máu, sốt…), người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Kiên trì nhưng không chủ quan: Các phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, đòi hỏi kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu sau vài ngày không thấy cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần tìm đến bác sĩ ngay.
  • Kết hợp với lối sống khoa học: Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế thực phẩm cay nóng, rượu bia và duy trì vận động hợp lý giúp cải thiện chức năng tiết niệu, hỗ trợ điều trị bí tiểu hiệu quả hơn.

Kết luận:

Việc chữa trị bí tiểu theo phương pháp dân gian có thể hữu ích nếu áp dụng đúng cách. Hơn hết, khi xuất hiện tình trạng bí tiểu, người bệnh cần lắng nghe cơ thể và đi khám ngay nếu tình trạng kéo dài hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm An Kiện Vương, vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn cước) để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết.

]]>
https://vuongbao.com/chua-bi-tieu-theo-cach-dan-gian-6082/feed/ 2
Tiểu khó ở nam giới: Nguyên nhân và cách chữa trị https://vuongbao.com/tieu-kho-o-nam-gioi-19189/ https://vuongbao.com/tieu-kho-o-nam-gioi-19189/#respond Mon, 10 Feb 2025 02:10:03 +0000 https://vuongbao.vn/?p=19189 Tiểu khó ở nam giới không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tâm lý, sinh hoạt mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tiểu khó ở nam giới là bệnh gì?

Tiểu khó ở nam giới là thuật ngữ y khoa chỉ hiện tượng khi đi tiểu tiện bị cảm giác đau buốt, nóng rát hoặc châm chích ở nam giới. Đồng thời, trong quá trình đi tiểu, người bệnh phải rặn mạnh và lâu thì nước tiểu mới có thể chảy ra ngoài.

Hiện tượng này khá phổ biến, thường xảy ra nhiều ở độ tuổi, nhất là từ 20 – 55 tuổi.

Tiểu khó ở nam giới có phải do uống ít nước?

Uống đủ nước có thể mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm việc duy trì hệ tiết niệu khỏe mạnh. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận sẽ giữ lại chất lỏng để duy trì chức năng của chúng, làm giảm tần suất đi tiểu, khiến nước tiểu đậm màu, có mùi nặng và dễ đóng cặn.

Ngoài ra, uống ít nước còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón và sỏi thận – những yếu tố có thể gây tiểu khó. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng này.

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu khó ở nam giới (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây khó tiểu ở nam giới

Nguyên nhân gây tiểu khó ở nam giới có thể được chia thành hai nhóm chính:

Tiểu khó do bệnh lý

Tiểu khó ở nam giới có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm:

  • Do bệnh về tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bao quanh một phần niệu đạo và nằm ngay dưới bàng quang, nên khi gặp vấn đề, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiểu tiện. Khoảng 40% nam giới bị tiểu khó có liên quan đến các bệnh lý tuyến tiền liệt, bao gồm: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt.
  • Viêm niệu đạo gây khó tiểu: Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Khi bị viêm, nước tiểu chảy qua sẽ kích thích vùng tổn thương, gây tiểu khó và đau buốt.
  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang hay nhiễm trùng đường tiết niệu dưới thường do các vi khuẩn từ ống niệu đạo xâm nhập lên bàng quang và gây viêm.
  • Viêm bể thận: Viêm bể thận (nhiễm trùng đường tiết niệu trên) là tình trạng viêm nhiễm ở thận, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn từ bàng quang xâm nhập lên thận qua niệu quản.
  • Viêm bàng quang kẽ: Viêm bàng quang kẽ là tình trạng bàng quang bị kích thích kéo dài trên 6 tuần, gây tiểu khó, bí tiểu cấp và mãn tính,, tiểu nhiều lần, tiểu nhỏ giọt… nhưng không do nhiễm trùng.
  • Hẹp ống niệu đạo: Ống niệu đạo bị thu hẹp tại một hoặc nhiều vị trí, cản trở dòng chảy của nước tiểu và gây tiểu khó, đau buốt. Nguyên nhân thường do viêm nhiễm hoặc các tổn thương khác ở niệu đạo.
  • Ung thư bàng quang: Ung thư bàng quang xảy ra khi các tế bào bàng quang đột biến và hình thành khối u ác tính. Bệnh không chỉ gây tiểu khó mà còn đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Hình ảnh ống niệu đạo bị hẹp

Nguyên nhân sinh lý

Một số yếu tố khác cũng có thể tác động gây chứng mắc tiểu mà tiểu không được như:

  • Do yếu tố tuổi tác: Những người trung niên và cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi.
  • Do bị căng thẳng, stress kéo dài.
  • Do lối sống thiếu khoa học, sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài.
  • Do cơ thể bị nóng trong…

Triệu chứng khó tiểu ở nam giới

Các bệnh lý tiết niệu ở nam giới đều có một số triệu chứng chung thường gặp:

  • Đi tiểu khó khăn.
  • Có cảm giác tiểu không hết.
  • Tiểu ngắt quãng
  • Tiểu rắt kèm tiểu buốt.
  • Bị đau khi rặn tiểu.
  • Có thể xảy ra tiểu đêm.
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • .v.v.

Chữa trị tiểu khó ở nam giới

Tùy theo nguyên nhân gây tiểu khó cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Thuốc Tây y

Thuốc Tây y là phương pháp điều trị nội khoa, phù hợp với các trường hợp tiểu khó do nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo) hoặc bệnh lý về tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt).

Nhóm thuốc kháng sinh

Các thuốc kháng sinh thường được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu, giúp diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. Hai nhóm kháng sinh phổ biến gồm:

  • Nhóm Quinolone: Là nhóm kháng sinh tổng hợp, có khả năng ức chế enzym sao chép ADN của vi khuẩn, giúp diệt khuẩn mạnh, làm lành vết thương. Một số thuốc thuộc nhóm này: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin, Acid nalidixic.
  • Nhóm Aminoglycoside: Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng, thường dùng qua đường tiêm nhằm điều trị toàn thân hoặc tại chỗ với các bệnh nhiễm trùng tiết niệu. Một số thuốc thường dùng: Gentamicin, Streptomycin, Tobramycin, Amikacin.

Nhóm thuốc chặn Alpha 1

Các thuốc Alpha 1 có khả năng giúp thư giãn cơ trơn ở tuyến tiền liệt và bàng quang, cải thiện dòng chảy nước tiểu, thường dùng cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.

Các thuốc thuộc nhóm này gồm:

  • Alfuzosin (Uroxatral, Xatral)
  • Terazosin (Hytrin)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Silodosin (Rapaflo)
  • Tamsasmin (Flomax)…

Xem thêm: Thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt

Nhóm kháng Androgen

Nhóm kháng Androgen tập trung làm chậm sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính – nguyên nhân chính gây các phì đại tuyến tiền liệt, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.

Những loại thuốc thường dùng gồm:

  • Finasteride (Proscar, Propecia)
  • Dutasteride (Avodart)
  • Dutasteride / tamsasmin (Jalyn).

Thuốc Đông y

Bên cạnh Tây y, nhiều người lựa chọn Đông y để điều trị chứng tiểu khó do hiệu quả lâu dài, ít tác dụng phụ và an toàn hơn. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng này:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Hoa súng, râu ngô mỗi vị 15g; rễ cỏ tranh, rau má, rau diếp cá mỗi vị 10g.
  • Cho tất cả vào ấm sắc với 500ml nước, sắc đến còn 250ml thì dừng.
  • Chia uống ngày 2 lần, dùng trong 10 ngày.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Kim anh tử 1,5kg, đường trắng đủ dùng.
  • Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, trộn đều với đường.
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị: Bầu đất 30g, râu ngô 20g, mã đề 20g.
  • Lấy tất cả sắc cùng 550ml nước, sắc đến còn 250ml thì dừng.
  • Chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 10 ngày.

Bài thuốc 4

  • Chuẩn bị: Bồ công anh, rễ cỏ tranh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò.
  • Lấy một lượng bằng nhau các dược liệu, rửa sạch rồi sắc với 750ml, sắc đên còn 250ml thì dừng.
  • Chia uống ngày 2 lần, uống trong 7 ngày.
Các bài thuốc chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho bất kì chẩn đoán chuyên nghiệp nào từ thầy thuốc. Nếu muốn trị tiểu khó bằng phương pháp này, bạn nên tới các cơ sở Đông y uy tín để được thăm khám, bốc thuốc.

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian cũng được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng tiểu khó ở nam giới với những ưu điểm như an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.

Sau đây là một số bài thuốc tham khảo:

  • Dùng sắn dây: Sắn dây cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái từng miếng nhỏ phơi khô hoặc đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, rây thật mịn, hòa với nước đường uống. Dùng trong 10 ngày (1 liệu trình).
  • Sử dụng bí xanh: Lấy một miếng bí xanh bằng bát con, gọt vỏ luộc ăn và uống cả nước hoặc gọt vỏ, giã vắt lấy nước rồi hòa thêm chút muối để uống. Dùng trong 10 ngày.
  • Sử dụng mề gà: Lột lấy lớp da vàng của 20 cái mề gà, đem rang cho cháy rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để ngoại. Kết hợp ăn thêm nhiều loại hoa quả giàu vitamin c, trứng gà tươi và kiêng đồ cay nóng.
  • Sử dụng búp tre, rau má: Búp tre tươi 20g, rau má tươi 20g, đem rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước, gạn uống ngày 2 lần. Uống trong 7 ngày.

Phương pháp khác

Một số phương pháp khác cũng có thể được áp dụng trong điều trị tiểu khó ở nam giới bao gồm:

  • Mở rộng niệu đạo: Trường hợp tiểu khó do hẹp niệu đạo, phương pháp này sẽ được áp dụng nhằm cho phép nước tiểu chảy qua nhiều hơn, giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng, giảm cảm giác đau đớn.
  • Đặt ống thông tiểu: Đây là cách dùng ống thông tiểu đặt từ bàng quang dẫn nước tiểu ra ngoài, giúp người bệnh giảm cảm giác căng tức do khó tiểu.
  • Phẫu thuật: Áp dụng cho mổ u xơ tuyến tiền liệt (kích thước lớn) hoặc điều trị các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang ở giai đoạn sớm.
  • Xạ trị: Dùng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt đồng thời làm teo nhỏ kích thước khối ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang.
  • Hóa trị: Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc đặc trị để tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn trong cơ thể. Phương pháp này giúp giảm triệu chứng khó tiểu và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh, đặc biệt trong giai đoạn cuối.

Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu khó ở nam giới hiệu quả

Đối với nam giới bị chứng khó tiểu do mắc u xơ tuyến tiền liệt hoặc nam giới bị rối loạn tiểu tiện (có triệu chứng tiểu khó), ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị thì có thể tham khảo để sử dụng thêm Vương Bảo.

Sản phẩm Vương Bảo là thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện chứng khó tiểu, tiểu rắt, tiểu không hết do phì đại tuyến tiền liệt hoặc rối loạn tiểu tiện ở nam giới. Với thành phần 100% thảo dược như Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam, sản phẩm giúp giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt và hạn chế các triệu chứng khó chịu.

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

Tổng kết

Tiểu khó ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, từ thói quen sinh hoạt đến các bệnh lý nghiêm trọng như vấn đề về thận, bàng quang, tuyến tiền liệt. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu gặp phải triệu chứng này, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chứng tiểu khó hoặc sản phẩm Vương Bảo, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1258 để được tư vấn.

]]>
https://vuongbao.com/tieu-kho-o-nam-gioi-19189/feed/ 0
Chữa tiểu khó dứt điểm bằng dân gian https://vuongbao.com/tieu-kho-chua-tri-dan-gian-6796/ https://vuongbao.com/tieu-kho-chua-tri-dan-gian-6796/#comments Sat, 18 Jan 2025 09:00:41 +0000 https://vuongbao.vn/?p=6796 Tiểu khó không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng tâm lý người bệnh. Thay vì lạm dụng thuốc, nhiều người chọn tìm đến các bài thuốc dân gian lành tính để cải thiện tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách chữa tiểu khó bằng phương pháp dân gian đơn giản, dễ áp dụng.

Tiểu khó là gì?

Tiểu khó là tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu, có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể tiểu được ngay hoặc phải rặn mạnh mới có thể đi tiểu.

Ở người bình thường, khi bàng quang chứa khoảng 300-800ml nước tiểu, cơ thể sẽ tự động phát tín hiệu buồn tiểu và dòng nước tiểu sẽ chảy đều với lưu lượng khoảng 20ml/giây. Tuy nhiên, với người bị tiểu khó, quá trình này sẽ bị gián đoạn hoặc diễn ra chậm hơn.

Tình trạng tiểu khó có thể xuất hiện do các nguyên nhân như bệnh tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt), tổn thương tủy sống, bị chèn ép do các khối u, bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, viêm nhiễm đường tiết niệu,…

Một số dấu hiệu nhận biết tiểu khó bao gồm:

  • Thời gian đi tiểu kéo dài, lâu và bị buốt, rát khi cố rặn.
  • Tiểu khó, phải cố rặn ra mới đi được, hoặc rặn tiểu cũng không thể đi được, càng làm khó chịu ở bụng dưới.
  • Dòng nước tiểu chậm, yếu.
  • Ngoài ra còn có một số biểu hiện như: Tiểu nhiều lần nhưng không đi được, thường xuyên bị buồn tiểu, tiểu ra máu,..

Các bài thuốc dân gian chữa tiểu khó hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa tiểu khó thường được áp dụng:

Sử dụng bột sắn dây

Sắn dây có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh phế, tỳ và bàng quang, có công dụng thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát, dùng để chữa các bệnh nóng trong người bị khó tiểu, sốt, khát nước, bệnh tiểu đường (đái tháo đường),…

Nguyên liệu: 10g bột sắn dây

Cách thực hiện:

  • Pha bột sắn dây với nước lọc uống trực tiếp, có thể cho thêm chút đường cho dễ uống.
  • Thực hiện liên tục 10 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng bầu đất và râu ngô

Nguyên liệu: Râu ngô 20g, bầu đất 30g, mà đề 20g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi đun với 1 lít nước sạch.
  • Đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun tiếp trong khoàng 20 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra bình uống thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày.

Sử dụng nước mía và ngó sen

Nước mía vị ngọt, tính mát, vào phế, vị, có tác dụng giải nhiệt, giáng khí, lợi niệu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện. Trong khi đó, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, tác dụng thải độc, giải nhiệt, lọc máu, làm sạch đường ruột, bổ máu.

Nguyên liệu: 500g mía tươi, 100g nõn ngó sen tươi.

Cách thực hiện:

  • Mía tươi bóc vỏ, cắt khúc nhỏ 3cm, ép lấy nước.
  • Nõn ngó sen bỏ đốt, cắt khúc, ép lấy nước.
  • Trộn hai loại nước vào và khuấy đều. Mỗi ngày uống 3 lần.

Sử dụng hành

Nhờ tính ấm và khả năng kích thích tuần hoàn, hành giúp giảm ứ đọng nước tiểu, cải thiện tình trạng tiểu khó do nhiều nguyên nhân.

Một số cách dùng hành phổ biến gồm:

  • Hành sao nóng: Giã nát hành tươi, bọc vào vải, sao nóng rồi đắp luân phiên lên rốn giúp kích thích bàng quang, hỗ trợ tiểu tiện.
  • Hành trắng giã nát trộn mật: Đắp lên vùng bụng dưới giúp thư giãn cơ bàng quang, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.
  • Kết hợp hành với ốc vặn: Giã nát 3 – 4 củ hành sống hành với 4 – 5 con ốc vặn, nặn thành bánh rồi đặt trên rốn, dùng băng dán cố định đến khi tiểu tiện bình thường thì bỏ ra.

Sử dụng búp tre, rau má

Nguyên liệu: Búp tre 20g. Rau má 20g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh.
  • Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt búp tre, rau má, pha thêm với 200ml nước ấm dùng uống trực tiếp.
  • Ngày thực hiện 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả.

Sử dụng kim tiền thảo và cỏ mần trầu

Nguyên liệu: Kim tiền thảo, cây mã đề, cỏ mần trầu, râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều dùng được) mỗi vị 50g; Kim ngân hoa, hương nhu trắng mỗi vị 30g; Sinh địa, liên kiều mỗi vị 12g.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Cho các vị thuốc vào ấm đun cùng 3 bát con nước. Sắc đến khi nước thuốc còn 1 bát thì chắt ra. Tiếp tục lặp lại để thu về tất cả 4 bát nước thuốc. Trộn đều 4 bát nước sắc với nhau chia thành 3 phần dùng hết trong ngày. Uống sau ăn 30 phút.
  • Cách 2: Cho các nguyên liệu vào nồi đun với 2 lit nước lọc. Đến khi nồi sôi thì đun tiếp tục 30 phút trên lửa nhỏ. Sau đó dùng nước thuốc thu được uống trong ngày uống thay nước lọc.

Sử dụng kim anh tử

Kim anh tử có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, điều trị chứng tiểu rắt, tiểu khó.

Nguyên liệu: 1,5kg kim anh tử, đường trắng vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Kim anh tử đem rửa sạch, thái miếng rồi đun với 3 lít nước sạch.
  • Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, ninh đến khi còn khoảng 1 lít nước, sau đó vớt bỏ bã.
  • Tiếp tục đun phần nước thu được đến khi cô đặc thành cao thuốc.
  • Khi sử dụng, pha cao kim anh tử với chút đường và nước ấm.
  • Uống 2 lần/ngày giúp cải thiện chứng tiểu khó, tiểu rắt hiệu quả.

Sử dụng lá bìm bìm, lá mảnh cộng

Nguyên liệu: Lá bìm bìm tươi 50g, Lá mảnh cộng tươi 50g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch.
  • Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng.
  • Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi chứng bí tiểu cải thiện.

Sử dụng náng hoa trắng

Bài thuốc Nam từ náng hoa trắng giúp hỗ trợ điều trị bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt. Tác dụng của cây đã được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu Trung ương Việt Nam vào năm 2001.

Nguyên liệu: Lá náng hoa trắng đã phơi khô, quả ké đầu ngựa: mỗi vị 10g, Cây xạ đen: 40g

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun với 1,5 lít nước.
  • Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun 15 – 20 phút để các dược chất ngấm vào nước.
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống/ngày, uống sau bữa ăn.
  • Kiên trì thực hiện liên tục trong 6 tuần, theo dõi hiệu quả cải thiện triệu chứng.

Tham khảo thêm: Náng hoa trắng có tác dụng gì?

Sử dụng cây cúc tần

Cúc tần (hay còn gọi là từ bi, cây lức) có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, giúp lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ. Ngoài tác dụng chữa đau đầu, cảm mạo, đau nhức xương khớp, cúc tần còn hỗ trợ điều trị tiểu khó hiệu quả.

Nguyên liệu: 100g lá cúc tần tươi hoặc khoảng 40g lá cúc tần khô

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cúc tần, cho vào nồi đun với nước.
  • Uống hàng ngày để cải thiện tình trạng tiểu khó.

Sử dụng bí xanh

Bí xanh vị ngọt, tính mát, công dụng giải nhiệt, giải khát, lợi tiểu, giải độc… nên thường được dùng để trị tiểu khó, tiểu đường và bệnh lý hệ tiết niệu do nóng trong.

Nguyên liệu: 300g bí xanh

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ, rửa sạch bí xanh, bỏ lõi rồi xắt miếng.
  • Ép bí xanh lấy nước cốt uống trực tiếp.
  • Có thể trộn thêm ít muối tinh và nước lọc cho dễ uống.

Nếu không thể dùng nước ép bí sống thì bạn có thể đem bí luộc chín sau đó ăn cả cái lẫn uống nước. Một ngày ăn từ 300-500g bí xanh, áp dụng 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý khi trị tiểu khó bằng bài thuốc dân gian

Khi áp dụng các bài thuốc dân gian để trị tiểu khó, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Kiên trì thực hiện: Các phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, cần kiên trì áp dụng đúng liệu trình để thấy rõ hiệu quả.
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch: Sử dụng nguyên liệu nguồn gốc rõ ràng, tránh nhiễm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung đủ nước (khoảng 2 lít/ngày), ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
  • Không lạm dụng: Các bài thuốc dân gian chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế cho các biện pháp y tế. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, hiệu quả của các bài thuốc này còn phụ thuộc cơ địa mỗi người, có thể hiệu quả với người này nhưng không có tác dụng với người khác.

Kết luận:

Trên đây là những thông tin hữu ích về bài thuốc dân gian chữa tiểu khó. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về chứng tiểu khó, rối loạn tiểu tiện, vui lòng liên hệ 18001258 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

]]>
https://vuongbao.com/tieu-kho-chua-tri-dan-gian-6796/feed/ 2
Bí tiểu (khó tiểu) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị https://vuongbao.com/dieu-tri-bi-tieu-1660/ https://vuongbao.com/dieu-tri-bi-tieu-1660/#comments Wed, 25 Dec 2024 02:00:33 +0000 https://vuongbao.vn/?p=1660 Bí tiểu (khó tiểu) là tình trạng bàng quang không thể đào thải hết nước tiểu, gây khó chịu, căng tức và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị tình trạng này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu, cũng như cách chữa trị chứng bí tiểu nhé!

Vậy

Bí tiểu, khó tiểu là gì?

Bí tiểu (hay khó tiểu) là tình trạng bàng quang không thể thải hết nước tiểu, gây cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu khó hoặc không tiểu được. Tình trạng này có phần phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi.

Thông thường, bí tiểu được chia thành hai dạng chính:

  • Bí tiểu cấp tính: Xảy ra đột ngột, bàng quang căng đầy nhưng không thể tiểu, gây đau tức dữ dội. Nguyên nhân thường do u tuyến tiền liệt, sỏi niệu đạo, chấn thương…
  • Bí tiểu mạn tính: Khó tiểu kéo dài, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, có nguy cơ gây viêm nhiễm, suy thận nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bí tiểu

Bí tiểu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Bàng quang co bóp yếu

Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300 – 400ml sẽ xuất hiện cung phản xạ muốn đi tiểu. Nếu muốn đi tiểu, não thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và cơ vòng vân mở ra. Bàng quang khi đó sẽ co bóp và tống nước tiểu ra ngoài.

Trường hợp bàng quang co bóp yếu sẽ không đủ lực để đẩy nước tiểu ra ngoài. Điều này có thể do:

  • Chấn thương cột sống làm mất kết nối với hệ thần kinh.
  • Viêm bàng quang mạn tính khiến thành bàng quang bị xơ chai, giảm đàn hồi.
Bàng quang không co bóp đủ mạnh khiến lượng nước tiểu bị ứ đọng nhiều dần qua từng thời kỳ (ảnh minh họa)

Các cơ vòng nhẵn không giãn nở

Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ nước tiểu ra khỏi bàng quang.

Cơ vòng bàng quang không mở rộng bình thường do:

  • Chấn thương cột sống làm mất kiểm soát thần kinh.
  • Xơ chai bẩm sinh hoặc viêm mạn tính.
  • Chèn ép từ u tuyến tiền liệt hoặc sỏi bàng quang.

Niệu đạo bị tắc nghẽn

Niệu đạo bị tắc nghẽn, không thông suốt, cản trở dòng chảy nước tiểu, gây bí tiểu. Tình trạng này có thể do:

  • Viêm nhiễm gây xơ hóa.
  • Sỏi bàng quang gây bít niệu đạo.
  • Chấn thương gây vỡ niệu đạo.

Do một số bệnh viêm nhiễm trùng

Một số bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa hoặc các bệnh viêm nhiễm gây bí tiểu như:

  • Nam giới: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu…
  • Nữ giới: Do viêm âm hộ, viêm âm đạo, u xơ tử cung, ung thư tử cung…

Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh

Một số loại thuốc có thể gây bí tiểu, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc thần kinh, giảm đau chứa opioid.

Do một số bệnh khác

Một số bệnh làm ảnh hưởng đến dây thần kinh bàng quang và cơ thắt bàng quang có thể gây chứng bí tiểu như:

  • Đột quỵ
  • Chấn thương sọ não
  • Chấn thương tủy sống
  • Bệnh tiểu đường
  • Do mang thai và sinh em bé (ở phụ nữ)…

Các triệu chứng bí tiểu thường gặp

Một số triệu chứng thường gặp khi bị bí tiểu bao gồm:

Triệu chứng bí tiểu cấp tính

Chứng bí tiểu cấp tính xảy ra đột ngột và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nhanh, có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Các triệu chứng bao gồm:

  • Cảm thấy cần phải đi tiểu gấp nhưng lại không thể đi được.
  • Đau đớn và khó chịu ở bụng dưới do bàng quang căng tức.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần được chuyển đến cơ sở Y tế gần và uy tín để thông tiểu, giải phóng nước tiểu ra khỏi bàng quang càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Triệu chứng bí tiểu mãn tính

Bí tiểu mạn tính thường diễn ra âm thầm, kéo dài, khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Triệu chứng bao gồm:

  • Tiểu nhiều lần (8 – 10 lần/ngày hoặc hơn).
  • Khó tiểu, phải đứng lâu mới tiểu được.
  • Dòng nước tiểu yếu, chảy ngắt quãng.
  • Buồn tiểu ngay sau khi vừa đi tiểu xong.
  • Tiểu đêm nhiều lần, gây mất ngủ, mệt mỏi.
  • Tiểu són, rò rỉ nước tiểu, không tự chủ được.
  • Cảm giác tức nặng vùng bụng dưới, xương chậu.

Nếu gặp những triệu chứng trên, người bệnh nên thăm khám sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn tiểu tiện là triệu chứng thường gặp khi bị bí tiểu (Ảnh minh họa)

Biến chứng của bí tiểu

Nếu không được điều trị kịp thời, bí tiểu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nước tiểu ứ đọng trong bàng quang tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm niệu đạo, viêm bàng quang và có thể lan đến thận, gây viêm thận.
  • Tổn thương bàng quang: Bàng quang căng cứng do nước tiểu ứ đọng lâu ngày, làm giảm khả năng co bóp. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn, mất khả năng co bóp và giữ nước tiểu.
  • Suy thận do trào ngược nước tiểu: Nước tiểu không thoát ra ngoài có thể chảy ngược lên thận (trào ngược bàng quang – niệu quản). Dẫn đến suy giảm chức năng thận, thậm chí gây suy thận nếu không được điều trị sớm.
  • Tiểu không tự chủ: Bí tiểu lâu ngày có thể làm suy yếu cơ bàng quang, khiến người bệnh mất kiểm soát việc đi tiểu, gây rò rỉ nước tiểu, tiểu són, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
  • v..v..
Bí tiểu không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, cần phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bí tiểu có thể gây ra những biến chứng liên quan tới thận (Ảnh minh họa)

Cách chữa trị bí tiểu tại nhà

Tùy trường hợp cụ thể, các phương pháp điều trị bí tiểu có thể khác nhau. Cụ thể:

Thông tiểu điều trị bí tiểu cấp tính

Thông tiểu là biện pháp nhanh nhất để giải quyết bí tiểu cấp tính. Bác sĩ sẽ đặt ống thông vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài, giúp giảm đau và ngăn ngừa tổn thương bàng quang, thận.

Chữa trị bí tiểu mãn tính

Một số phương pháp điều trị bí tiểu mạn tính bao gồm:

Mở rộng niệu đạo:

  • Áp dụng khi bí tiểu do hẹp niệu đạo.
  • Giúp tăng lưu lượng nước tiểu, cải thiện việc đi tiểu.
  • Có thể đặt ống stent vào niệu đạo để duy trì sự thông suốt.

Dùng thuốc Tây y điều trị bí tiểu

  • Trường hợp do nhiễm trùng bàng quang: Có thể dùng thuốc giảm đau Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Advil, Motrin), kết hợp thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp bí tiểu do u xơ tuyến tiền liệt: Thuốc chẹn Alpha như Alfuzosin (Xatral, Uroxatral); Terazosin (Hytrin); Doxazosin (Cardura) và các thuốc ức chế men 5-alpha như Finasterid, Dutasteride…
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mà không có hướng dẫn từ bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Đọc thêm: Thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt – Những điều cần biết

Cách chữa bí tiểu (khó tiểu) bằng dân gian

Trị bị tiểu bằng dân gian cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo:

Cách sắc thuốc chung:

  • Cho các vị thuốc vào ấm, đổ 800ml nước sạch và đun sôi.
  • Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa, sắc đến khi còn 300ml nước thuốc thì chắt ra.
  • Lặp lại thêm 2 lần với 800ml nước mỗi lần, mỗi lần sắc còn 300ml nước.
  • Trộn đều 3 lần nước thuốc, chia làm 3 phần uống trong ngày.
  • Uống sau khi ăn no 20 phút, duy trì 4 – 5 lần/ngày.

Bài thuốc chữa trị bí tiểu do thấp nhiệt

Phù hợp với người có những biểu hiện như đái buốt, đái dắt, nước tiểu đỏ, nóng rát bàng quang, đau đầu, đau lưng, sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng.

Cây ngân hoa

Bài thuốc thanh nhiệt lợi tiểu hóa thấp

  • Chuẩn bị: Hương nhu trắng, Cỏ mần trầu, Mã đề thảo mỗi vị 16g; Liên kiều, Sinh địa mỗi vị 12g; Ngân hoa, Râu ngô mỗi vị 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang có công dụng

Bài thuốc thanh nhiệt, chống viêm, lợi tiểu

  • Chuẩn bị: Hạ liên châu, Bạch mao căn, rau dấp cá, Mướp đắng, Mã đề thảo, Cam thảo đất, vỏ bí ngô mỗi vị 16g; Thổ phục linh, Tang diệp mỗi vị 20g; Mộc thông 12g.
  • Sắc uống ngày 1 thang.

Điều trị bí tiểu do sỏi

Phù hợp với người có những biểu hiện như bí tiểu, đau lưng, đau bộ phận sinh dục, nước tiểu đỏ, có thể lẫn máu, đau quặn.

Cây kim tiền thảo

Bài thuốc chống viêm, thông tiểu, bài thạch

  • Kim tiền thảo 20g
  • Râu ngô 16g
  • Trinh nữ 20g
  • Rễ bí ngô 16g
  • Trúc diệp 20g
  • Rau ngổ 16g
  • Ích mẫu 16g

Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng

Bài thuốc chống viêm, bài thạch

  • Mướp đắng 20g
  • Trinh nữ 20g
  • Rễ cỏ tranh 20g
  • Kê nội kim 10g
  • Cỏ xước 16g
  • Dấp cá 20g
  • Ngân hoa 10g
  • Hương nhu trắng 16g
  • Hải kim sa 16g
  • Rau ngổ 20g

Điều trị bí tiểu do sang chấn

Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, gắt, nước tiểu vàng, có khi màu hồng lẫn máu, đau tức vùng hạ vị, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.

Sinh địa

Phép trị là lợi niệu, hoạt huyết, bổ trung ích khí, dùng bài thuốc:

  • Sinh địa 12g
  • Thông thảo 6g
  • Trúc diệp 16g
  • Tam thất 12g
  • Sơn  chi 12g
  • Hoàng kỳ 12g
  • Bạch truật 12g
  • Sài hồ 12g
  • Đinh lăng 16g
  • Xa tiền 10g

Sắc uống ngày 1 thang giúp bổ khí hoạt huyết, thông tiểu, giảm đau.

Chữa trị bí tiểu sau phẫu thuật

Biểu hiện bàng quang căng đầy, đau tức, bí tiểu, các cơ và thần kinh ở vùng tiểu khung bị chấn động dẫn đến co cứng làm cho niệu đạo bị co thắt gây bế tắc. Người bệnh đau tức, bí tiểu, không dám cử động mạnh.

Dùng bài thuốc:

  • Cát căn 20g
  • Hà thủ ô (chế) 16g
  • Chè khô 16g
  • Ba kích 10g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần có tác dụng chống co thắt, kích thích và phục hồi chức năng chỉ đạo của thần kinh trung ương.

Lưu ý: Trường hợp này không được dùng thuốc lợi tiểu.

Vương Bảo – Hỗ trợ giảm bí tiểu, khó tiểu hiệu quả

Với những người bị bí tiểu, tiểu khó do u xơ tiền liệt tuyến hoặc nam giới cao tuổi có các rối loạn tiểu tiện (tiểu khó, tiểu bí, tiểu không hết, tiểu đêm, tiểu nhiều lần…) có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.

Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 8 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có đầy đủ báo cáo chứng minh (được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền TW).

Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc nam như: Náng hoa trắng, Ngải nhật, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam… kết hợp trên dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả u xơ tiền liệt tuyến và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

Không chỉ vậy, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên được bổ sung thành phần cao Ngải nhật, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Sản phẩm cũng rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

Tổng kết

Bí tiểu hay tiểu khó là một hiện tượng thường gặp, đây không phải là bệnh mà là một triệu chứng cảnh báo bạn đang có vấn đề nào đó ở hệ tiết niệu. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng nếu để lâu, bí tiểu có thể tiến triển và gây ra nhiều khó chịu cho người mắc. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn phí 1800.1258 để được chuyên gia giải đáp thêm.

]]>
https://vuongbao.com/dieu-tri-bi-tieu-1660/feed/ 139