Không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, chứng rối loạn tiểu tiện còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như viêm bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường… Việc dự phòng rối loạn tiểu tiện là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe tiết niệu, hạn chế biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống.
Mục lục
Nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện
Để phòng ngừa chứng rối loạn tiểu tiện hiệu quả, trước tiên ta cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Rối loạn tiểu tiền là hiện tượng thay đổi bất thường trong thói quen đi tiểu, bao gồm: tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu đêm quá mức. Đây không phải là một bệnh cụ thể, mà là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến hệ tiết niệu, thần kinh, nội tiết hoặc lối sống sinh hoạt.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn tiểu tiện, trong đó phổ biến nhất bao gồm:
- Viêm bàng quang và nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI): Thường do vi khuẩn E.coli, gây buồn tiểu liên tục, tiểu buốt, tiểu rắt…
- Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt phì đại chèn ép niệu đạo, gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không hết. Tình trạng này thường phổ biến ở nam giới lớn tuổi.
- Sỏi tiết niệu (sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận): Sỏi tại đường tiết niệu cọ xát, chèn ép đường tiểu khiến người bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, thậm chí có máu trong nước tiểu hoặc tiểu khó.
- Viêm bàng quang kẽ: Gây đau bàng quang, tiểu rắt, tiểu nhiều kèm mất ngủ, mệt mỏi.
- Đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng tổn thương thần kinh kiểm soát bàng quang, dẫn đến tiểu không tự chủ, tiểu đêm.
- Suy giáp: Làm chậm chuyển hóa, ảnh hưởng cơ bàng quang, gây tiểu rắt, buốt, tiểu đêm.
- Ngưng thở khi ngủ: Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm rối loạn chu trình hormone điều hòa nước tiểu về đêm, gây tiểu đêm nhiều lần.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc lợi tiểu, an thần, thuốc tim mạch… có thể làm tăng lượng nước tiểu hoặc gây tiểu són.
- Béo phì, thừa cân: Mỡ tích tụ trên cơ thể, đặc biệt là vùng bụng sẽ gây áp lực lên cơ sàn chậu, làm yếu khả năng kiểm soát tiểu tiện.
Cách dự phòng rối loạn tiểu tiện hiệu quả
Rối loạn tiểu tiện có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý và làm suy giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt ở người cao tuổi.
Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực do rối loạn tiểu tiện, chúng ta nên chủ động phòng ngừa từ sớm thông qua những thói quen lành mạnh sau đây:
1. Uống đủ nước
Việc duy trì uống đủ nước mỗi ngày giúp hỗ trợ trao đổi chất, đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, giúp thận lọc máu hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ loại bỏ độc tố và giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.
Tuy nhiên, cần uống nước đúng thời điểm và đúng cách để tránh tiểu đêm hoặc làm căng bàng quang quá mức.
- Uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, tùy thể trạng và thời tiết.
- Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ để hạn chế tiểu đêm.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, vì có thể gây tổn thương cho bàng quang và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
2. Giữ vệ sinh vùng kín
Vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt ở phụ nữ. Do đó, giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng là điều cần thiết để phòng ngừa rối loạn tiểu tiện.
- Vệ sinh đúng cách sau khi đi tiểu hoặc đại tiện, lau từ trước ra sau.
- Phụ nữ nên chú ý vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt, sau sinh hoặc sau quan hệ.
- Sử dụng đồ lót sạch, chất liệu thoáng khí và thay mỗi ngày.
3. Kiểm soát cân nặng
Như đã nói ở trên, thừa cân, béo phì khiến vùng sàn chậu chịu nhiều áp lực hơn, làm tăng nguy cơ rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong dự phòng.
- Ăn uống điều độ, hạn chế tinh bột tinh chế, đồ ngọt và chất béo bão hòa.
- Tăng cường rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ.
4. Điều chỉnh thói quen tiểu tiện
Thói quen đi tiểu không hợp lý như đi tiểu quá thường xuyên, tiểu khi chưa thật sự buồn hoặc nhịn tiểu quá lâu có thể khiến bàng quang suy yếu, dễ bị kích thích hoặc mất kiểm soát. Việc điều chỉnh lại thói quen sẽ giúp bàng quang hoạt động ổn định hơn.
- Tập thói quen nhịn thêm 5 phút mỗi khi buồn tiểu để bàng quang tăng sức chứa và khả năng kiểm soát.
- Tránh đi tiểu khi chưa thật sự buồn vì dễ khiến bàng quang hình thành phản xạ không cần thiết.
- Cố gắng giữ thời gian giữa các lần đi tiểu khoảng 2–4 tiếng, tùy thể trạng.
5. Tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu là nhóm cơ nâng đỡ bàng quang và niệu đạo, giúp kiểm soát dòng tiểu. Khi cơ này yếu, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc phụ nữ sau sinh, nguy cơ són tiểu và tiểu không tự chủ sẽ tăng cao.
Bài tập Kegel là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu và cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện. Người bệnh có thể luyện tập bất kỳ lúc nào trong ngày, dù đang ngồi làm việc, nằm nghỉ hay xem TV. Chỉ cần duy trì đều đặn mỗi ngày, sau vài tuần sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt.
6. Duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng
Việc duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, đồng thời góp phần cải thiện chức năng bài tiết hiệu quả.
- Nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày 20–30 phút để cải thiện tuần hoàn.
- Tránh nằm hoặc ngồi lâu một chỗ, nhất là với người lớn tuổi.
- Tập thêm các bài tập nhẹ như yoga, dưỡng sinh nếu có thể.
7. Khám sức khỏe định kỳ
Nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện như tiểu đường, viêm tiết niệu, sỏi thận… thường diễn tiến âm thầm. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện đến từ việc sử dụng các thuốc như lợi tiểu, an thần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng hợp lý hơn hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp.
Rối loạn tiểu tiện khi nào cần gặp bác sĩ?
Rối loạn tiểu tiện tuy thường gặp nhưng không nên xem nhẹ, vì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến thận, bàng quang hoặc hệ thần kinh. Việc chủ quan hoặc tự ý điều trị có thể khiến tình trạng tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt nếu gặp các triệu chứng sau:
- Tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, cảm giác tiểu không hết.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi hoặc lẫn máu.
- Són tiểu, tiểu không kiểm soát khi ho, cười, hắt hơi hoặc vận động mạnh.
- Tiểu đêm nhiều lần, làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi, giảm sức khỏe và tinh thần vào ban ngày.
Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng sống lâu dài.
Kết luận
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết và hữu ích về cách phòng ngừa rối loạn tiểu tiện. Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, són tiểu hay tiểu đêm, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn cước) để được hỗ trợ nhanh nhất
cháu chào bác sĩ. cháu là nữ, năm nay cháu 17t. trong vòng 5 năm từ hồi lớp 7 đến giờ cháu có hay thủ dâm. chỉ là kích thich bên ngoài vùng kín, tạo cảm giác khoái cảm và lên đỉnh chú cháu không đi sâu vào trong. dạo này có hiện tượng lạ xảy ra với cháu đó là cháu hay bị buồn tiểu, chỉ là cảm giác rất nhẹ, âm ỉ thôi ạ. buổi sáng cứ 2 tiếng cháu lại thấy rất buồn tiểu còn tần suất buổi tối là 1 tiếng. buối sáng cháu không uống nước nhiều nhưng vẫn hay bị buồn tiểu và buồn tiểu âm ỉ. còn buổi tối cháu hay uông nước hơn , có lẽ vì lí do đó nên tần suất dày hơn phải không ạ? mỗi lần đi tiểu cháu chỉ tiểu ra bằng 1 nửa so với ngày trước. tuy chỉ có cảm giác buồn tiểu âm ỉ và đi tiểu nhiều lần trong ngày (khoảng 10 lần) mà không đi kèm với bất kì triệu chứng đau đớn gì nhưng cháu vẫn rất lo lắng thưa bác sĩ. cháu không biết là có phải do mình thủ dâm nhiều quá mà dẫn đến viêm nhiễm hay bàng quang bị nhạy cảm gì không. kính mong bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ. cháu cảm ơn bác sĩ ạ!
Chào bạn,
Tiểu nhiều lần ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp trong các bệnh lý liên quan hệ thận tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bàng quang kích thích… Đôi cũng có thể do thói quen hình thành, yếu tố tâm lý cũng có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Với trường hợp của bạn, các triệu chứng bạn đang gặp phải vẫn chưa điển hình để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, do đó bạn nên sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp bạn nhé!
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258(trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Xin chao bac si. Toi la nam gioi nam nay 26 tuoi. Toi di tieu xong hay bi ri ra quan. Luc ngu hay co cam giac buon tieu. Ngu ko dc ngon giac. Nguoi met moi hay co cam giac on lanh noi gai oc. Toi da di kham o benh vien nhung chua tim ra benh. Xin bs giai thich giup toi. Va toi dung thuoc vuong bao co duoc ko ?
Chào anh Hung!
Với tình trạng hiện tại anh nên theo dõi, đi tái khám lại và điều trị theo chỉ định của bác sĩ anh nhé.
Sản phẩm Vương Bảo dành cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, với độ tuổi của anh tỉ lệ phì đại tuyến tiền liệt rất thấp. Vì vậy anh không dùng Vương Bảo anh nhé.
Cần tư vấn anh vui lòng gọi lại tổng đài miễn cước phí 1800.1258 để được tư vấn.
Cảm ơn anh. Chúc anh nhiều sức khỏe.