Đi tiểu buốt ở nam giới thường là triệu chứng của một số bệnh về hệ tiết niệu hay tuyến tiền liệt. Nó không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn làm người bệnh chịu thêm những áp lực về tâm lý. Vậy tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Làm sao để điều trị?
Mục lục
Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì?
Tiểu buốt hay đái buốt là thuật ngữ miêu tả tình trạng người bệnh đi tiểu bị kèm theo cảm giác đau buốt ở cơ quan sinh dục gây ra cảm giác rất khó chịu. Đây là chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp ở nam giới, thường là biểu hiện của các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt.
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Vviêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiểu buốt ở nam giới. Ống niệu đạo có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu và tinh dịch ra ngoài, khi bị viêm sẽ dẫn đến sưng tấy, thu hẹp niệu đạo, gây khó khăn khi đi tiểu và cảm giác đau buốt khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam giới như:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục
- Bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia,bệnh lậu…
- Yếu tố khác: Kích ứng hóa chất (dung dịch vệ sinh, bao cao su…), tác động cơ học…
Viêm bàng quang gây tiểu buốt ở nam giới
Bệnh viêm bàng quang (nhiễm trùng bàng quang) là một dạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gặp ở nam giới và dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm.
Ngoài tiểu buốt, viêm bàng quang còn gây ra các triệu chứng khác như:
- Tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
- Nước tiểu đục, có mùi hôi, có thể lẫn máu.
- Đau vùng thắt lưng, bụng dưới, cơ quan sinh dục.
- Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt nhẹ.
Viêm bể thận
Viêm bể thận hay viêm đài bể thận là tình trạng thận bị nhiễm trùng (một hoặc cả hai bên), thường do nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài.
Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu đục, có mùi hôi.
- Đau bụng dưới, mệt mỏi, chán ăn.
Tiểu buốt ở nam giới do sỏi hệ tiết niệu
Sỏi tiết niệu hình thành khi các khoáng chất như urat, canxi, oxalat lắng đọng lâu ngày, gây tắc nghẽn và kích ứng đường tiết niệu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm: Di truyền, nhiễm khuẩn tiết niệu, bất thường đường niệu, thay đổi pH nước tiểu.
Các loại sỏi tiết niệu: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo…
Khi bị sỏi tiết niệu, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: Tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, đau vùng thắt lưng…

Tiểu buốt do u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới
U xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt) là tình trạng tuyến tiền liệt to ra, chèn ép niệu đạo và bàng quang, gây tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Bệnh thường gặp ở nam giới trung niên.
Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, dòng tiểu yếu, tiểu đêm nhiều lần.
Hiện nay vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Có nhiều ý kiến cho rằng bệnh phì đại tuyến tiền liệt có mối liên hệ mật thiết với độ tuổi và sự thay đổi nội tiết tố nam ở đàn ông trung niên.
Tìm đọc: Bệnh u xơ tiền liệt tuyến là gì?
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn đường tiêu hóa (E. coli) hoặc vi khuẩn sinh dục tiết niệu gây ra. Bệnh có thể gặp ở cả nam giới trẻ tuổi.
Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, đau vùng bụng dưới, đau khi xuất tinh.
Khác với bệnh u xơ tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt nhẹ hơn, dễ điều trị hơn nhưng có nguy cơ tái phát nếu không chữa dứt điểm.
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt, tạo khối u chèn ép bàng quang và niệu đạo.
Các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt có thể bao gồm: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bí tiểu, khó tiểu, tiểu không tự chủ, có máu trong nước tiểu… Thời gian đầu, triệu chứng bệnh thường diễn tiến chậm, mức độ ít thường xuyên, gây khó khăn trong việc phát hiện.
Bệnh lậu
Nam giới bị tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đang bị mắc bệnh lậu. Đây là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể gặp ở cả nam và nữ khi không dùng biện pháp bảo vệ.

Một số dấu hiệu của bệnh lậu ở nam giới:
- Đi tiểu tiện bị cảm giác đau buốt và nóng rát.
- Dương vật tiết ra dịch màu trắng, vàng (hoặc xanh lá cây), có thể bị ngứa rát.
- Tinh hoàn có thể bị sưng, đau (không xảy ra thường xuyên).
Triệu chứng tiểu buốt ở nam giới
Tiểu buốt ở nam giới thường biểu hiện bằng các triệu chứng như:
- Đau buốt, nóng rát ở dương vật khi tiểu, đặc biệt cuối bãi.
- Tiểu ít, mỗi lần dưới 100ml.
- Tiểu rắt, tiểu nhiều lần, vừa đi xong lại muốn tiểu tiếp.
- Cảm giác đau tức vùng dưới, khó chịu khi tiểu.
- Dòng nước tiểu yếu, ngắt quãng, có thể bị dừng đột ngột.
Nam giới bị tiểu buốt có nguy hiểm không?
Như đã thấy ở trên, tiểu buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là do viêm niệu đạo hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Các nguyên nhân này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nghiêm trọng:
- Biến chứng do viêm niệu đạo: Phù nề dương vật, áp xe, hẹp niệu đạo.
- Biến chứng do nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm bể thận, tổn thương thận, nhiễm trùng toàn thân.
- Biến chứng do u xơ tiền liệt tuyến: Bí tiểu cấp/mạn tính, suy thận.
- Biến chứng bệnh lậu: Viêm mào tinh, nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa gây ra viêm khớp, viêm bao gân, viêm da, vô sinh…
Chính vì thế, nếu nam giới gặp hiện tượng đái buốt, hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Đặc biệt, cần đi khám ngay nếu có:
- Dịch tiết bất thường từ dương vật.
- Tiểu ra máu, nước tiểu đục, có mùi hôi.
- Sốt, đau lưng, đau kéo dài…

Tiểu buốt ở nam giới chữa trị như thế nào?
Tiểu buốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần đi khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân và nhận tư vấn điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào mức độ và từng loại bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Một số loại biệt dược, nhóm thuốc có tác dụng điều trị tiểu buốt do bệnh lý ở nam giới như:
- Nhóm thuốc kháng Aminoglycoside: Trị viêm niệu đạo, nhiễm trùng tiết niệu. Đây là nhóm thuốc sử dụng theo đường tiêm. Một số biệt dược thường gặp: Kanamycin, Benzylpenicillin, Erythromycin…
- Nhóm kháng sinh Quinolon: Dùng đường uống trong trường hợp tiểu buốt do viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt. Các biệt dược thường gặp: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Acid nalixilic…
- Thuốc Zyloprim, Allopurinol: Điều trị tiểu buốt do sỏi thận.
- Thuốc Finasteride (Proscar, Propecia): Ức chế sự phát triển khối u xơ tiền liệt tuyến, đồng thời tác động làm teo nhỏ kích thước phì đại tuyến tiền liệt.
- Thuốc chặn Alpha 1: Giảm triệu chứng rối loạn tiểu tiện do u xơ tuyến tiền liệt lành tính gây ra. Một số tên biệt dược: Alfuzosin (Uroxatral), Terazosin (Hytrin)…
☛ Đọc thêm: Tiểu buốt uống thuốc gì hiệu quả?
Ngoài ra, nếu bị tiểu buốt do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo để dùng thêm TPBVSK Vương Bảo.
Vương Bảo là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, có tác dụng tốt cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến, cụ thể:
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, bao gồm cả tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không hết,…
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid cao, mang lại tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung.
Ngoài ra, đầu năm 2021, Vương Bảo còn được bổ sung thêm thành phần Ngải nhật, giúp chống ung thư hóa tuyến tiền liệt ở nam giới có u xơ.
Chứa thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên Vương Bảo rất an toàn, cho phép sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng tới gan, thận. Những bệnh nhân có bệnh lý nền đang cần điều trị với thuốc tiểu đường, huyết áp, tim mạch cũng có thể sử dụng.
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Hướng dẫn phòng ngừa đi tiểu buốt ở nam giới
Nam giới hay mắc tiểu buốt có thể lưu ý những lời khuyên sau để hạn chế tình trạng này:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Cân bằng giữa lượng chất xơ và protein, ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm có tính mát như giá đỗ, bí xanh, mồng tơi…
- Uống đủ nước: Uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiết niệu hoạt động khỏe mạnh. Hạn chế uống nhiều nước sau 21h để tránh tiểu đêm.
- Tránh sử dụng các chất kích thích: Không dùng rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, đồ uống chứa caffein hoặc nước ngọt có gas vì chúng có thể gây kích thích bàng quang và nóng trong, khiến tiểu buốt thêm trầm trọng.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt sau quan hệ tình dục để tránh viêm nhiễm.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ ít nhất 7h mỗi ngày, tránh thức khuya. Đồng thời duy trì thói quen vận động ít nhất 30 phút/ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe toàn thân mỗi 6 – 12 tháng để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Tóm lược
Tiểu buốt ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù không trực tiếp đe dọa tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có triệu chứng tiểu buốt, nam giới nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1258 (miễn cước).