Đi đái dắt ra máu là một triệu chứng không bình thường của sự vận hành hệ tiết niệu. Đi đái dắt ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: sỏi hệ tiết niệu, viêm cầu thận, u thận, u tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Hiện tượng đi đái dắt ra máu là gì?
Đi đái dắt ra máu là một biến chứng của hiện tượng đái dắt kéo dài.
Khi mắc chứng đái dắt, người bệnh có cảm giác rất buồn tiểu và buồn tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng khi đi tiểu sẽ không thể đi được nhiều nước tiểu, đôi khi cố sức rặn cũng chỉ ra được vài giọt; khi vừa tiểu xong lại có cảm giác mót tiểu và muốn đi tiểu tiếp.
Đi đái dắt ra máu có đa số các biểu hiện tương tự như đi đái dắt bình thường. Tuy nhiên có một điều khác biệt là khi bị đái dắt ra máu, người bệnh sẽ thấy nước tiểu có màu từ hồng nhạt tới đỏ đậm như hổ phách (màu sắc này chính là do máu lẫn trong nước tiểu gây ra và tùy thuộc vào lượng máu mà nước tiểu sẽ có màu sắc từ nhạt tới đậm). Những người bị đi đái dắt ra máu có thể kèm theo đái buốt.
Các loại đi đái dắt ra máu thường gặp
Tiểu ra máu được phân thành hai loại chính, gồm: tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể. Cụ thể như sau:
- Tiểu ra máu đại thể. Nồng độ máu trong nước tiểu cao nên người bệnh có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu. Màu sắc của nước tiểu thường được mô tả là hồng, đỏ hoặc nâu sẫm. Ngoài ra, một số người còn nhận thấy có cục máu đông nhỏ hoặc lớn.
- Tiểu ra máu vi thể. Nồng độ của máu trong nước tiểu rất nhỏ nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường, máu chỉ có thể được phát hiện dưới kính hiển vi.
Phần lớn tình trạng đi đái dắt ra máu được xếp vào loại đại thể, tức là người bệnh bị đi đái dắt và có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu của họ.
Đi đái dắt ra máu cảnh báo những bệnh gì?
Đi đái dắt ra máu không phải là một triệu chứng bất thường “cảnh báo” một số căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh có thể mắc phải như:
Sỏi tiết niệu
Hệ tiết niệu ở con người bao gồm các bộ phận: hai quả thận, hai bên niệu quản, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Con người bị mắc sỏi tiết niệu nghĩa là có xuất hiện sỏi ở bất kỳ một hoặc nhiều vị trí trong hệ tiết niệu. Hay nói cách khác, sỏi tiết niệu bao gồm các loại sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo.

Ở mỗi loại sỏi tiết niệu khác nhau thì các triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng chung cảnh báo bạn có nguy cơ mắc sỏi tiết niệu như:
- Đi đái dắt ra máu (nước tiểu có thể có màu hồng nhạt, hồng đỏ hoặc thậm chí nước tiểu có màu trong bình thường nhưng khi xét nghiệm thì phát hiện có chứa hồng cầu bên trong).
- Tiểu buốt. Cảm giác buốt tiểu có thể xuất hiện ở thời điểm cuối bãi hoặc toàn bộ thời gian tiểu.
- Tiểu ngắt quãng. Dòng tiểu yếu, chảy không thành dòng, đang tiểu bị đứt quãng, khi thay đổi tư thế lại có thể tiểu được.
- Bí tiểu. Người bệnh buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được. Bí tiểu có thể xuất hiện ở 2 dạng bí tiểu cấp tính và mãn tính
- Tiểu không hết. Mặc dù không thể tiểu được nhưng vẫn có cảm giác nước tiểu chưa ra hết, vẫn muốn tiểu tiếp.
- Khó tiểu. Việc đi tiểu khó khăn, phải chờ rặn một hồi lâu mới có thể tiểu được.
- Nước tiểu có màu đục bất thường.
- Người bệnh bị đau, thường gặp nhất là cơn đau ở vùng thắt lưng. Cơn đau có thể đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, đau lan ra vùng bụng trước và đau xuống vùng bắp đùi.
- Có thể bị sốt do nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu
Đi đái dắt ra máu có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu. Các bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu thường gặp như:
- Viêm niệu đạo
- Viêm niêm mạc niệu đạo
- Viêm bàng quang
- Viêm bể thận
- Viêm cầu thận.
Một số triệu chứng chung của các bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu
- Đái dắt
- Đi đái dắt ra máu.
- Buốt đái.
- Đi đái nhiều lần trong ngày.
- Bị đau bụng dưới.

Có khối u trong hệ tiết niệu
U hệ tiết niệu thường gặp nhất là bệnh u thận và u bàng quang. Khối u có thể xuất hiện ở dạng u lành tính (khối u xơ) hoặc dạng u ác tính (khối ung thư).
Các biểu hiện của u hệ tiết niệu không xuất hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh nặng chúng mới biểu hiện rõ. Cụ thể là các triệu chứng:
- Đi đái dắt ra máu
- Đái buốt
- Đái ngắt quãng
- Người gầy yếu, sức khỏe kém.
- Ăn uống kém. Sợ ăn.
- Sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân.
Dù ở loại u nào thì triệu chứng đi đái dắt ra máu cũng chỉ xuất hiện ở giai đoạn bệnh đã nặng (biến chứng của tiểu dắt). Vì vậy, nếu người bệnh thấy các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài bất thường không khỏi, tình trạng ngày càng nặng hơn thì cần chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh.
Nhiễm trùng bộ phận sinh dục
“Vùng kín” bị viêm nhiễm, tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng đi đái dắt ra máu. Ngoài ra, nhiễm trùng bộ phận sinh dục còn có các biểu hiện khác như:
- Bị ngứa, đau, rát bộ phận sinh dục.
- Bộ phận sinh dục ra dịch hoặc mủ bất thường.
- Cảm giác bộ phận sinh dục bị sưng to hơn bình thường.
- Bị đau khi giao hợp.
- Tiểu buốt, tiểu nhiều lần.
Cả nữ giới và nam giới đều có thể bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới bị viêm nhiễn vùng kín cao hơn do đường niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn.
Bên cạnh đó, đường niệu đạo và âm đạo ở phụ nữ có cấu tạo rất gần nhau nên khi vi khuẩn xâm nhập gây hại ở niệu đạo thì chúng cũng dễ dàng gây viêm nhiễm âm đạo, gây ra nhiều bệnh phụ khoa.
Một số căn bệnh phụ khoa và nam khoa thường gặp do viêm nhiễm bộ phận sinh dục như:
- Viêm âm đạo.
- Viêm cổ tử cung
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- U xơ tử cung
- Viêm bao quy đầu
- Viêm mào tinh
- Viêm ống dẫn tinh
- Viêm túi tinh
Đi đái dắt ra máu cảnh báo các bệnh về thận
Bệnh lao thận
Là bệnh hình thành do vi khuẩn lao tồn tại một thời gian dài ở phổi, sau đó hòa vào đường luân chuyển máu di chuyển đến thận gây tổn hại đến các nhu mô ở một hoặc hai quả thận. Sau một khoảng thời gian nhất định, các vi khuẩn lao có thể lan sang gây tổn thương ở đài thận, bể thận, thậm chí là lan ra toàn bộ hệ tiết niệu.
Rối loạn tiểu tiện là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh lao thận với các triệu chứng: tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhỏ giọt, tiểu buốt, đau khi tiểu…
Đi đái dắt ra máu và nước tiểu màu đục là biểu hiện của bệnh lao thận giai đoạn toàn phát (vi khuẩn lao lan ra toàn bộ hệ tiết niệu).
Bệnh ung thư thận
Ung thư thận là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư hệ tiết niệu. Ung thư thận xảy ra khi trong một hoặc 2 bên thận xuất hiện các tế bào thận bị đột biến gen (tế bào ung thư). Các tế bào đột biến gen lan rộng sang các tế bào lành bên cạnh, lâu dần tạo thành khối ung thư trong thận.
Các triệu chứng ung thư thận:
- Đi đái dắt ra máu. Nước đái có màu hồng, màu nâu hoặc có thể thay đổi màu nhẹ.
- Bị đau vùng thắt lưng. Cơn đau âm ỉ, liên tục và kéo dài. Một số trường hợp có thể bị đau dữ dội.
- Xuất hiện khối u vùng bụng. Các khối u này thường khó sờ thấy, chỉ có thể phát hiện chính xác qua các hình ảnh siêu âm, ảnh chụp CT hoặc chụp MRI.
- Người hay mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu.
- Bị sốt.
- Bị sụt cân đột ngột nhưng không rõ lý do.

Bệnh về tuyến tiền liệt
Hai căn bệnh tuyến tiền liệt có triệu chứng đi đái dắt ra máu hay gặp nhất là u xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt) – khối u xơ lành tính và ung thư tuyến tiền liệt – khối u ác tính.
U xơ tiền liệt tuyến gây ra bởi sự phình to của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính, lâu dần làm hình thành khối u xơ bên trong tuyến tiền liệt. Do có chứa khối u xơ nên tổng kích thước tuyến tiền liệt to bất thường, chúng chèn vào bàng quang và một phần sau ống niệu đạo gây ra các chứng: đi đái dắt ra máu, đái buốt, đi tiểu không hết, tiểu ngắt quãng, tiểu đêm, tiểu nhiều lần…

Khác với u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh ung thư tuyến tiền liệt hình thành bởi các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến gen (tế bào ung thư ác tính). Các tế bào đột biết gen này có khả năng lây lan sang các tế bào lành bên cạnh, lâu dần làm hình thành khối ung thư tuyến tiền liệt.
Cũng làm tổng kích thước tuyến tiền liệt phình to và chèn ép vào bàng quang, ống niệu đạo, bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện tương tự như bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, do là khối u ác tính nên các dấu hiệu bệnh có diễn biến âm thầm, tần suất xảy ra ngắt quãng rất khó phát hiện. Chỉ khi bệnh ở giai đoạn nặng, kích thước khối ung thư lớn thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ ràng.
Hai bệnh u xơ tiền liệt tuyến và ung thư tuyến tiền liệt không xảy ra hiện tượng đi đái dắt ra máu ở giai đoạn bệnh nhẹ mà chỉ xuất hiện ở giai đoạn bệnh nặng. Nói theo một cách khác, bệnh về tuyến tiền liệt gây ra chứng đái rắt (ở dạng nhẹ). Và nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thì chứng đái rắt này có thể biến chứng thành đi đái dắt ra máu ở cấp độ bệnh nặng hơn.
Đi đái dắt ra máu do dùng thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh cũng có thể gây đi đái dắt ra máu như:
- Thuốc kháng sinh: cephalosporin và dẫn chất, sunfamid và dẫn chất, penicillin và dẫn chấtpolymycin, rifampin. Khi ngưng uống thuốc thì tình trạng đi đái dắt ra máu cũng hết.
- Thuốc kháng viêm, giảm đau: Aspirin, penacetin, aminosalicylic acid, NSAID…
- Thuốc lợi tiểu: Furosemide, Ethacrynic Acid, Thiazides.
- Thuốc chống đông: Warfarin (Coumadin).
- Một số loại thuốc khác: Cyclophosphamide, Ifosfamide, Danazold.
Nên làm gì khi bị đái dắt ra máu?
Đi đái dắt ra máu là triệu chứng bất bình thường và là dấu hiệu cảnh báo nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Bởi vậy, đi thăm khám để tìm chính xác nguyên nhân và được chỉ định điều trị tận gốc bệnh là cách làm nhanh nhất và tốt nhất để điều trị đi đái dắt ra máu tận gốc.
! Khuyến cáo: Đi đái dắt ra máu có thể biến chuyển nặng hơn trong thời gian rất ngắn. Bởi vậy khi phát hiện đang bị đi đái dắt ra máu thì người bệnh không nên tự chữa trị tại nhà bằng các mẹo dân gian mà nên tìm đến sự hỗ trợ từ trung tâm y tế gần nhất.
Điều trị đi đái dắt ra máu
Để điều trị đi đái dắt ra máu hiệu quả cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Về cơ bản, các phương pháp điều trị thường gồm: thay đổi lối sống thuốc men, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị hoặc phẫu thuật.
Thay đổi lối sống
Việc thay đổi một số thói quen trong lối sống thường ngày vừa giúp bạn hạn chế tình trạng đi đái dắt ra máu, vừa giúp phòng tránh gặp phải tình trạng này trong tương lai. Cụ thể một số thay đổi này như sau:
- Giữ cân nặng ở mức phù hợp
- Vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Tránh đồ uống có đường, có gas, trà và caffeine
- Hạn chế đồ uống có cồn
- Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu
- Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ và tránh các loại thịt chế biến sẵn.
- Tập các bài tập kegel
- Đào tạo bàng quang
- .v.v.
Thuốc men
Thuốc được kê tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh, ví dụ:
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
- Thuốc chẹn alpha, các chất ức chế 5-alpha reductase,… để điều trị u xơ tuyến tiền liệt
- Thuốc allopurinol, thuốc lợi tiểu thiazide, chế phẩm có chứa phốt-phát để điều trị sỏi thận
- .v.v.
Việc sử dụng thuốc cần có sử chỉ định từ bác sĩ và bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc.
Dùng các sản phẩm hỗ trợ
Việc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị là lựa chọn của nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị đi đái rắt ra máu. Các sản phẩm này có ưu điểm là an toàn (do thường có thành phần từ thảo dược thiên nhiên) và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành.
Với những bệnh nhân bị đi đái dắt ra máu do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo sản phẩm viên uống Vương Bảo, giúp:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như: đi đái dắt ra máu, tiểu ngắt quãng, tiểu buốt, tiểu yếu, tiểu đêm, tiểu không hết,…
Đây là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt và đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
Vương Bảo có thành phần 100% từ dược liệu thiên nhiên, gồm các vị như Náng hoa trắng, Ngải nhật, Đơn kim, Rau tàu bay, Lá cây hoa ban,… Mỗi vị dược liệu này đều được nghiên cứu kỹ càng về tỉ lệ, để từ đó mang lại tác dụng hiệp đồng, giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được chỉ định trong một số trường hợp như:
- Khối u xơ tiền liệt tuyến có kích thước to
- Loại bỏ sỏi ra khỏi hệ tiết niệu
- Cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để trong bệnh ung thư tiền liệt tuyến
- .v.v.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của bạn và cơ sở vật chất tại nơi khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Tổng kết
Đi đái dắt ra máu là một tình trạng khá phổ biến và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: u xơ tiền liệt tuyến, viêm nhiễm hệ tiết niệu, sỏi niệu quản, do dùng một số loại thuốc,.v.v. Thấy máu trong nước tiểu là một vấn đề cần được quan tâm và điều trị, nếu không bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, nếu gặp phải hiện tượng này, bạn nên sớm đi khám để được bác sĩ thăm khám và tìm cách điều trị tận gốc.
Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258 để được tư vấn thêm.