Cây sài hồ nam là một vị thuốc nam, được dùng phổ biến trong các bài thuốc dân gian ở nước ta. Cùng tìm hiểu sâu hơn những thông tin về cây thuốc này, đặc biệt là ứng dụng của nó trong y học hiện đại nhé!
Mục lục
Sài hồ nam là cây gì?
Cây sài hồ nam có tên khoa học là Pluchea pteropoda Hemsl, thuộc họ Cúc – Asteraceae. Tại Việt Nam, cây có một số tên gọi khác là: sài hồ nam, nam sài hồ, sài hồ việt, lức, cúc tần, sài hồ Việt Nam…
Sở dĩ cây có tên gọi như vậy là để phân biệt với cây sài hồ bắc (sài hồ). Cây sài hồ bắc có tên khoa học là Bupleurum sinense DC, thuộc họ hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau.
Đặc điểm mô tả
Để nhận biết được cây thuốc nam sài hồ, dưới đây là một số đặc điểm:
- Cây thân thảo, cao từ 2 – 5m, nhiều cành ở phía trên. Thân cây màu xanh, có ít lông mịn; thân già màu xanh nâu hoặc hơi tí, nhẵn.
- Lá đơn, mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa, phiến lá dày, láng ở mặt trên, mặt trên xanh hơn mặt dưới, vò có mùi thơm hắc. Phiến lá dày, cứng dòn. Lá ở cành mang phát hoa có kích thước nhỏ hơn, rất ít hoặc gần như không có lông.
- Cây có hoa hình trứng khi là nụ, khi nở có hình chuông hơi thắt ở giữa. Đầu mang hoa hình ống, có hai loại hoa là hoa cái xếp 3-4 vòng ở ngoài và 4-6 hoa lưỡng tính xếp ở trong. Hoa cái màu trắng ngà, hoa lưỡng tính có màu tím nhạt. Các hoa này xếp thành các cụm.
- Cụm hoa hình đầu họp thành 2-4 ngù, có màu đỏ nhạt, hơi tim tím, gần như không có cuống, với 4-5 hàng lá bắc.
- Quả bế có 10 cạnh, màu nâu nhạt, hình trụ, có túm lông mào. Mặt ngoài của quả có sọc lồi dọc.
Phần dưới đây là hình ảnh của cây sài hồ nam để bạn đọc dễ hình dung hơn.
Hình ảnh thực tế sài hồ nam
Sài hồ nam là cây thân thảo, cao từ 2 – 5m, nhiều cành ở phía trên






Cây sài hồ nam có ở đâu?
Cây sài hồ nam mọc hoang tại các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại cây ưa sáng, thường mọc thành từng khóm, thích nghi tốt với các vùng nước lợ, ngoài ra vẫn có thể phát triển mạnh ở vùng nước ngọt hoặc bị nhiễm mặn. Đôi khi, cây phát triển tạo thành các quần thể tương đối điển hình.
Cách thu hái và chế biến để làm thuốc
Bộ phận dùng làm thuốc: Người ta dùng rễ và lá của cây sài hồ nam làm thuốc.
Thu hái và chế biến: Cây được thu hái quanh năm, đào rễ cây về rửa sạch, cắt bỏ rễ còn rồi sấy hoặc phơi khô. Ngoài ra, cũng có thể tẩm rượu hoặc mật ong rồi sao thơm. Cây cũng thế dùng tươi.
Đặc điểm bột dược liệu sài hồ nam:
- Lá: bột lá có màu xanh, mùi hơi hắc.
- Rễ: bột rễ có màu vàng nâu.
Công dụng và cách dùng sài hồ nam
Công dụng
Tại Việt Nam, cây sài hồ nam cũng được nhân dân sử dụng để chữa một số bệnh sau:
- Sốt (dùng thay cho sài hồ bắc)
- Nhức đầu
- Khát nước
- Tức ngực, khó chịu
- Giải cảm
- Đau mỏi lưng
- Lợi tiểu.
Cách dùng
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây nam sài hồ:
– Chữa sốt nóng mùa hè hoặc cảm sốt, người khi nóng khi lạnh, đắng miệng, ho, nôn ọe: rễ sài hồ nam 10g, củ sắn dây 12g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Chữa sốt cao kèm đau đầu, khát nước: rễ sài hồ nam 20g, ngũ gia bì 20g, rau má 16g, lá tre 12g, cam thảo dây 12g, bán hạ nam (sao vàng)12g, gừng tươi 6g. Tất cả các vị này đem phơi khô rồi sắc ngày 1 thang, chia uống 2 lần trước khi ăn.
– Trị các loại ban trái có kèm theo các chứng no hơi, sình bụng, tiêu chảy, gốc ban dây dưa: bạc hà 100g, củ bồ bồ 100g, hoa kinh giới 100g, trần bì 100g, lá đậu chiều 100g, nam sài hồ 100g, hương phụ sao 100g, hậu phác sao 100g, sả 100g. Tán bột nhuyễn, người lớn mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2 – 3 lần (kinh nghiệm ở An giang).
– Giải cảm: Có 2 cách làm là hãm trà uống hoặc làm thành viên.
- Trà giải cảm: lá sài hồ nam 4 phần, nhân trần 1 phần, bạc hà 1 phần, cam thảo nam 1 phần. Hãm uống như hãm trà, mỗi lần 5-10g. Hoặc lấy lấy nam sài hồ khô đóng gói, dùng pha nước uống thay trà.
- Viên giải cảm: Bột lá lức 6,25g, bột cam thảo 0,3g, bột bạc hà 6,25g, tá dược vừa đủ 100 viên. Chia ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên.
Ứng dụng của sài hồ nam trong điều trị bệnh nam giới
Ngoài các công dụng phía trên, còn một công dụng khác của sài hồ nam mà ít người biết, đó là sài hồ nam có tính hướng thận, giúp lợi tiểu. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít sản phẩm thành công trong việc ứng dụng sài hồ nam vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Cho tới thời điểm hiện tại, ứng dụng thành công nhất của Sài hồ nam là có trong sản phẩm Vương Bảo.
Vương Bảo là sản phẩm dành riêng cho nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến, gặp các triệu chứng tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu yếu, tiểu không hết,… Khi kết hợp sài hồ nam với các thành phần dược liệu khác gồm: náng hoa trắng, rau tàu bay, hải trung kim, sẽ mang lại tác dụng hiệp đồng, vừa làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt vừa giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Sản phẩm Vương Bảo đã có mặt hơn 5 năm trên thị trường và được nhiều chuyên gia cùng người dùng tin tưởng, đánh giá cao. Tuy nhiên, để khẳng định chất lượng và thương hiệu, Vương Bảo hiện đang triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu khách hàng sử dụng sau 3 tháng không thấy giảm kích thước tuyến tiền liệt. Để được tham gia chương trình, Quý khách vui lòng đọc kỹ thể lệ: TẠI ĐÂY
☛ Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn tìm hiểu TẠI ĐÂY
☛ Để đặt mua Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Vương Bảo cùng những nghiên cứu đánh giá, bạn có thể xem thêm một số bài viết sau:
- Vương Bảo báo cáo tại Hội Nghị Khoa học thường niên lần thứ 13 Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam
- Nhãn hàng Vương Bảo khảo sát mức độ hài lòng của Người tiêu dùng
Tổng kết
Sài hồ nam là một vị thuốc vườn nhà của người dân Việt Nam. Cây thuốc được nhân dân ta sử dụng để điều trị một số bệnh thường gặp như cảm mạo, sốt. Tuy nhiên, công dụng lợi tiểu của sài hồ nam thì rất ít người biết và hiện cũng chưa có nhiều ứng dụng của cây thuốc này vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Vương Bảo đang đang là sản phẩm đạt được thành công lớn trong việc kết hợp sài hồ nam cùng các vị thuốc khác để hỗ trợ bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt, giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện, làm nhỏ khối u.