Đái rắt ở người lớn không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vậy đái rắt là gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?
Mục lục
Thế nào là hiện tượng đái dắt?
Thông thường, một người đi tiểu khoảng 5 – 6 lần/ngày và ít tiểu vào ban đêm. Nếu bị đái rắt, số lần đi tiểu tăng lên (có thể 10 – 20 lần/ngày), mỗi lần chỉ tiểu rất ít, thậm chí kèm theo tiểu buốt.
Bệnh đái rắt thường gặp ở người lớn hơn trẻ em. Vì thế, trong bài viết này chúng tôi xin đề cập tới hiện tượng đái rắt ở người lớn.
☛ Đọc thêm: Bệnh đái rắt, tiểu dắt là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng đái rắt ở người lớn, cụ thể:
- Ở cả hai giới: Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, bệnh lây qua đường tình dục, ung thư bàng quang, viêm niệu đạo, stress kéo dài, rối loạn giấc ngủ, tập luyện quá sức,…
- Ở nam giới: U xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn,…
- Ở nữ giới: Khối u vùng tiểu khung, viêm âm đạo do dung dịch vệ sinh, mất cân bằng pH âm đạo, mang thai,…
Để xác định chính xác nguyên nhân, người bệnh cần thăm khám, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm,… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.
Cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn
Dưới đây là một số phương pháp trị đái dắt ở người lớn thường được áp dụng:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị đái dắt hiệu quả. Tùy từng nguyên nhân, các thuốc sử dụng sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang: Dùng kháng sinh, có thể kết hợp phương pháp đưa thuốc trực tiếp vào bàng quang hoặc nong bàng quang nếu cần.
Sỏi thận, sỏi bàng quang: Tiến hành loại bỏ sỏi, sau đó điều trị bằng thuốc chống viêm. - Bệnh lây qua đường tình dục: Điều trị bằng thuốc theo từng loại bệnh.
- Ung thư, u nang bàng quang: Có thể cần phẫu thuật và lọc máu để hỗ trợ đào thải độc tố.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh, bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật hoặc châm cứu.
Đặc biệt, với tình trạng đái dắt do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.
Vương Bảo chứa 100% thành phần tự nhiên gồm các thảo dược quý như Náng hoa trắng, Ngải nhật, Sài hồ nam, Hải trung kim, Đơn Kim… đặc biệt an toàn. Sản phẩm cũng được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền TW, có tác dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như: tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu,…
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Cách chữa bằng dân gian
Dưới đây là một số cách chữa trị đái rắt, tiểu rắt hiệu quả mà đơn giản không ngờ, các bạn cùng tham khảo:
1. Dùng củ sắn dây
Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt mát, tính bình nên thường được dùng để trị các vấn đề về đường tiết niệu.
Cách làm:
- Củ sắn dây cạo sạch vỏ thái miếng và đem phơi khô, sấy giòn.
- Giã nhỏ sắn dây, đem rây cho mịn, thêm chút đường và nước, khuấy đều cho tan hết.
- Dùng uống hàng ngày.
2. Sử dụng bí xanh
Bí xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp làm dịu bàng quang và hỗ trợ giảm tiểu rắt.
Cách làm:
- Bí xanh gọt vỏ, giã hoặc ép lấy nước cốt, hòa vào một chút muối cho dễ uống.
- Nếu không ăn được bí sống có thể luộc chín để ăn hàng ngày, uống cả nước càng tốt.
3. Bèo cái
Bèo cái có tính lạnh, vị cay, có tác dụng chỉ phong, giải độc, chỉ dương, hoạt huyết, lương huyết, lợi niệu, tiêu thũng.
Cách làm:
- Lấy một nắm to bèo cái bỏ rễ, một nắm lá thài lài, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề.
- Tất cả đem rửa sạch, rang vàng và úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi cho nguội, lấy một vôc to cho vào ấm để sắc.
- Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng).
4. Dùng rau mồng tơi.
Rau mồng tơi có tính ngọt nhẹ, mát dịu dùng để nấu canh hoặc luộc giúp nhuận tràng và lợi tiểu.
Cách làm:
- Lấy 100 g mồng tơi rửa sạch, sắc nước uống trong ngày
- Có thể uống thay trà.
Điều trị bằng Đông Y
Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, người lớn bị tiểu rắt, tiểu buốt có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Bài 1.
- Chuẩn bị: Chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16g; Đậu đen 20g; Sinh địa 10g.
- Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2.
- Chuẩn bị: Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20g
- Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3.
- Kim tiền thảo, vỏ bí ngô , đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20g; Trạch tả 16g
- Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo dùng bài thuốc:
- Chuẩn bị: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16g; Thủy long 30g, Thục địa 20g
- Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát dùng bài thuốc:
- Chuẩn bị: Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16g; Thủy long, Hương nhu trắng mỗi thứ 20g
- Sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.
Những lưu ý khi người lớn bị đái dắt
Ngoài ra, để hiện tưởng tiểu rắt ở người lớn nhanh chóng được chữa khỏi, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Bổ sung vitamin C từ thực phẩm
Vitamin C giúp tăng độ axit của nước tiểu, ngăn vi khuẩn phát triển, hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi, dâu tây…
Uống đủ nước
Mỗi ngày nên uống 1,5 – 2 lít nước, bao gồm nước lọc, nước hoa quả, nước canh rau. Điều này giúp thải độc, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ điều trị tiểu dắt. Hạn chế rượu bia, chất kích thích.
Để đảm bảo nhu cầu chất lỏng của cơ thể, tốt nhất là bạn nên chia nhỏ lượng nước, uống nước đều trong cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ rượu bia và các chất kích thích, bỏ hút thuốc lá.
Tiêu thụ sản phẩm probiotic
Probiotic là các vi sinh vật có lợi, giúp tăng tốc chuyển hoá và bài tiết chất độc, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe đường ruột
Việc tiêu thụ các sản phẩm có chứa probiotic giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu rắt và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Hơn thế nữa, nếu bạn phải dùng kháng sinh để trị bệnh đái dắt, kháng sinh có thể làm rối loạn nồng độ vi khuẩn đường ruột, probiotic có thể phục hồi lại vi khuẩn đường ruột sau khi dùng kháng sinh.
Probiotic có trong sữa chua, trà kombucha, kimchi, sữa probiotic, men probiotic,…
Luyện tập những thói quen lành mạnh
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên chú ý tới một số thói quen lành mạnh dưới đây:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Đặc biệt là vùng kín. Phụ nữ nên dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, tránh thụt rửa sâu hoặc rửa quá nhiều để không làm mất vi khuẩn có lợi.
- Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ chung thủy, lành mạnh với một đối tác, luôn vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hệ tiết niệu và bàng quang hoạt động tốt hơn. Đồng thời, duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên bàng quang.
- Đi tiểu đúng cách: Hãy dành đủ thời gian để làm trống hoàn toàn bàng quang, tránh tiểu vội khiến nước tiểu tồn đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Giữ tinh thần thư giãn khi đi tiểu: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cơ bàng quang, gây tiểu rắt. Hãy thả lỏng để quá trình đi tiểu diễn ra dễ dàng hơn.
- Chọn trang phục thoáng mát: Mặc đồ lót cotton, quần áo rộng rãi để vùng kín luôn khô thoáng, hạn chế vi khuẩn phát triển. Nên tránh quần bó sát hoặc chất liệu nylon.

Khi nào tiểu dắt cần cấp cứu khẩn cấp?
Nếu bạn bị tiểu rắt kèm theo các triệu chứng sau, hãy đến gặp bác sĩ ngay:
- Sốt, ớn lạnh
- Đau bụng, đau lưng hoặc đau mạn sườn
- Nước tiểu có máu hoặc sẫm màu
- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi
- Khát nước quá mức hoặ thèm ăn bất thường
- Xuất tinh đau hoặc âm đạo tiết dịch bất thường.
Kết luận
Bài viết trên cung cấp thông tin tham khảo về cách chữa tiểu rắt ở người lớn. Nội dung không có ý nghĩa chẩn đoán hay kê đơn thuốc. Để có hướng điều trị phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm Vương Bảo, vui lòng liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800 1258 hoặc để lại bình luận bên dưới để nhận tư vấn chi tiết từ chuyên gia.
Thưa c.gia. thường xuyên bị đái rắt, tiểu buốt là có phải có triệu chứng của bệnh khác không ạ?
Chào bạn Phương,
Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, hoặc màu nước tiểu bất thường. Do đó trong trường này bạn cần sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán 1 cách chính xác và điều trị hợp lý bạn nhé! Ngoài ra, bạn nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định nhé!
Để được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Dạo này tôi thấy đi tiểu nhiều và mỗi lần đi, nước tiểu ít và hơi buốt vậy nguyên nhân là sao hả bác sĩ
Chào anh Tiến,
Theo những thông tin anh cung cấp, rất có thể hiện anh đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu anh nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Do đó trong trường này anh cần sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán 1 cách chính xác và điều trị hợp lý anh nhé! Ngoài ra, anh nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định nhé!
Để được hỗ trợ thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để được tư vấn trực tiếp anh nhé!
Cảm ơn anh, chúc anh sức khỏe!
Trong ngày rụng trứng tôi hơi bị đau tức bụng dưới, hôm đó tôi có quan hệ với chồng xong ngày hôm sau là mắc bệnh đái rắt, cứ buồn đi cầu mà không đi được, đi đái liên tục mà có cảm giác hơi rát, đến hôm nay là ngày thứ 3 thì hơi có chút máu dưới âm đạo. Bác sỹ xem tôi bị bệnh gì? Cảm ơn BS nhiều a.
Chào chị An,
Tiểu rắt, tiểu nhiều lần, cảm giác buốt rát sau quan hệ có thể do tổn thương niệu đạo trong quá trình giao hợp, hoặc cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan như: viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo… Trước mắt, chị nên điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày như: uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, chú ý chế độ vệ sinh, kiêng quan hệ và theo dõi một thời gian. Nếu tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu rắt vẫn tái diễn, chị nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Nếu cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Mình là nữ khoảng 2-3 tháng nay có hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt khi mới tiểu, nhiều lần đi tiểu > 10 lần, lượng nước ít, nước tiểu đục vàng nhạt. Không biết mình bị làm sao?
Chào chị Xuân!
Theo những thông tin chị cung cấp, rất có thể hiện chị đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu chị nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong, nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc sỏi tiết niệu gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần hoặc màu nước tiểu bất thường…
Do đó trong trường này chị cần sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán 1 cách chính xác và điều trị hợp lý chị nhé! Ngoài ra, chị nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cám ơn chị, chúc chị mau khỏe!
Mẹ em 48 tuổi, trước có bị Viêm đường tiết niệu. Hiện đã điều trị mà tình trạng tiểu đêm vẫn không hết, tái lại 3 ngày nay, bị tiểu buốt, tiểu rắt, có hơi đau lưng
Chào chị Hân!
Triệu chứng của mẹ chị có thể do Viêm đường tiết niệu tái phát chị nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong, nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc sỏi tiết niệu gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần hoặc màu nước tiểu bất thường.
Mẹ chị nên tái khám và điều trị theo đơn. Ngoài ra, cô nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định
Cần hỗ trợ thêm, chị/ cô vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp
Chúc cô mau khỏe!