Bạn thường xuyên mắc tiểu nhưng lượng nước tiểu ít, đi tiểu cảm giác buốt rát, khó chịu? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh đái rắt – một tình trạng có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Mục lục
Bệnh đái rắt là gì?
Bệnh đái rắt (đái dắt) là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần chỉ thải ra rất ít nước tiểu. Bình thường, bàng quang đầy khoảng 250 – 300ml mới kích thích cảm giác buồn tiểu, nhưng khi bị đái rắt, dù chưa đầy, bàng quang vẫn gửi tín hiệu khiến bạn muốn đi tiểu liên tục.
Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi hoặc do một số bệnh lý gây ra.

Nguyên nhân gây đái rắt
Nguyên nhân gây đái rắt được chia ra thành hai nhóm chính:
Nguyên nhân bệnh lý
Tiểu rắt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
- Phì đại tiền liệt tuyến: Gây chèn ép niệu đạo, khiến nam giới trung niên gặp các triệu chứng tiểu rắt, tiểu khó, tiểu són.
- Sỏi bàng quang: Hình thành khi nước tiểu ứ đọng lâu ngày, gây tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có máu.
- U xơ tử cung: Khối u phát triển lớn có thể chèn ép bàng quang, dẫn đến tiểu rắt ở nữ giới.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập gây kích thích bàng quang, dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt.
- Các bệnh lý khác: Viêm bàng quang, ung thư bàng quang, bệnh tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục, suy tuyến thượng thận…
Nguyên nhân không bệnh lý

Một số yếu tố dưới đây cũng có thể gây tình trạng tiểu rắt. Cụ thể:
- Mang thai: Progesterone và hCG tăng mạnh trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể kích thích bàng quang. Ngoài ra, ở các giai đoạn sau, thai nhi phát triển cũng chèn ép, tạo áp lực lên bàng quang, dẫn tới tiểu rắt.
- Lạm dụng trà, cafe: Caffeine trong trà và caffe có thể kích thích bàng quang, tăng tần suất đi tiểu.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, hormone ADH có tác dụng chống lợi tiểu sẽ càng suy giảm, đồng thời cơ bàng quang cũng yếu dần khiến việc kiểm soát tiểu tiện kém hơn.
- Các nguyên nhân khác: Stress, rối loạn giấc ngủ, táo bón, thuốc lợi tiểu, tập luyện cường độ cao… cũng làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể, làm tăng nguy cơ tiểu rắt.
Các dấu hiệu đái rắt
Dưới đây là một số biểu hiện của chứng đái rắt:
- Tăng tần suất đi tiểu: Người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày (có thể lên đến 10-20 lần), lượng nước tiểu ít, đặc biệt tiểu nhiều vào ban đêm.
- Cảm giác buồn tiểu liên tục: Cơn buồn tiểu đến đột ngột, khó kiểm soát, có thể dẫn đến tiểu són, tiểu không tự chủ.
- Căng tức bàng quang, đau vùng bụng dưới: Một số trường hợp còn bị đau vùng lưng, hông.
- Các triệu chứng khác: Nước tiểu đục, tiểu buốt, tiểu ra máu, tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng…

Sẽ ra sao nếu không chữa đái dắt?
Nếu không chữa trị, chứng đái rắt có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống:
- Suy giảm đời sống tình dục: Gây đau đớn khi quan hệ, giảm ham muốn, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.
- Rối loạn giấc ngủ: Thức dậy nhiều lần vào ban đêm khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, đặc biệt nguy hiểm với người cao tuổi hoặc mắc bệnh huyết áp cao.
- Suy nhược cơ thể: Thiếu ngủ kéo dài ảnh hưởng đến năng suất làm việc, tâm trạng và hệ miễn dịch, khiến sức khỏe ngày càng suy yếu.
Có dấu hiệu đái rắt phải làm sao?
Khi xuất hiện triệu chứng đái rắt, không nên tự ý mua thuốc mà cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách xử lý theo từng nguyên nhân:
- Do tập thể dục quá sức: Giảm cường độ luyện tập, chọn bài tập phù hợp với thể trạng.
- Do nhiễm trùng đường tiểu: Dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ, mặc quần áo thoáng mát để hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Do táo bón: Tăng cường ăn rau xanh, uống đủ nước, bổ sung chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa.
- Do u xơ tuyến tiền liệt: Dùng thuốc theo đơn bác sĩ, có thể kết hợp sản phẩm hỗ trợ như Vương Bảo giúp giảm triệu chứng tiểu rắt và hỗ trợ thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt.

Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo Vương Bảo – sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng tiểu rắt do u xơ tuyến tiền liệt.
Vương Bảo sở hữu công thức mới với 8 thành phần thảo dược, kết hợp giữa 4 vị thuốc truyền thống (Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam) và 4 dược liệu bổ sung (Ngải nhật, Lá cây Hoa ban, Đơn kim, Ngũ sắc). Nhờ đó, sản phẩm giúp:
- Giảm tiểu rắt, tiểu đêm sau 2 – 3 tuần sử dụng
- Tiểu tiện thông thoáng hơn, ít khó chịu
- Hỗ trợ thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt sau 1,5 – 3 tháng.
Sản phẩm đã được cấp phép lưu hành toàn quốc bởi Bộ Y tế và nhận được sự tin tưởng, hài lòng từ hàng nghìn khách hàng khắp cả nước trong hơn 10 năm qua.
Theo phản hồi, sản phẩm đạt được hiệu quả:
- Sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng: Giảm số lần tiểu đêm, tiểu thông thoáng hơn, tiểu xong thấy thoải mái, ít thấy rắt hơn.
- Sau khoảng 1,5 – 3 tháng sử dụng: kích thuốc khối phì đại bắt đầu giảm.
Vương Bảo cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, người bệnh có thể dùng kèm với các loại thuốc khác như thuốc trị tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,…
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bạn cũng có thể sử dụng Vương Bảo để phòng tránh bệnh tái phát.
Lời khuyên cho người tiểu rắt
Trong quá trình điều trị bệnh tiểu rắt, người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm để có cơ thể khỏe mạnh, giúp việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:
- Hạn chế uống các loại đồ uống dễ kích thích bàng quang, như: rượu, cà phê, trà, các loại đồ uống có ga,…
- Uống ít nước vào buổi tối, đặc biệt là khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ
- Luôn đi vệ sinh trước khi ra khỏi nhà
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi. Tránh các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, gai vị cay nóng,…
- Uống nước đủ và đều đặn giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Tốt nhất bạn nên uống khoảng 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối.
Tổng kết:
Đái rắt là tình trạng phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, mang thai, u xơ tử cung, tập luyện quá sức… Dù do nguyên nhân nào, tình trạng này cũng gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
Gọi ngay 1800.1258 (miễn cước) để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia!
Em 16 tuổi, là con gái. Từ trc tới giờ em chưa bị lần nào. Em mới bị 2 ngày gần đây. Em luôn luôn có cảm giác mắc tiểu. Nhưng khi tiểu thì rất ít. Khoảng 1 tiếng em đi 1l, lúc đó nó bình thường, nhưng sau đó vẫn có cảm giác mắc. Em bị sao v ạ. Cho em câu trả lời nha. Em cảm ơn
Chào bạn Oanh,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu rắt ở nữ giới, trong đó tỉ lệ cao thường do nóng trong, viêm đường tiết niệu hoặc kích thích bàng quang. Trường hợp của bạn, nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân theo dõi thêm 1 vài ngày. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, nên đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác bạn nhé!
Cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
E đi tiểu nhiều lần, mỗi lần vài giọt, tiểu xong rất khó chịu, lấy giấy lau thì thấy có máu. Vậy e bị gì và phải làm sao ạ
Chào bạn Legiao!
Các triệu chứng bạn vừa chia sẻ có thể gặp ở rất nhiều bệnh lí khác nhau như: phì đại tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,….
Bạn nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé.
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng gọi lại tổng đài miễn cước phí 1800.1258 trong giờ hành chính bạn nhé.
Chúc bạn mau khỏe.
Bs cho r hỏi .buổi tối em đi tiểu thường co cảm giác ướt ướt buồn tiểu nua. Nhưng lại tiểu vài giọt . và k thấy đau hay xót gì ạ . vậy là sao hả bs
Chào chị Thủy,
Són tiểu là triệu chứng, không phải bệnh và có thể do các thói quen hàng ngày, tình trạng sức khỏe cơ bản hoặc các vấn đề vật lí gây ra.
Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng, do ho, hắt hơi, cười lớn, chạy bộ hoặc các hoạt động tương tự tạo áp lực lên bàng quang gây ra, là tình trạng phổ biến nhất trong các vấn đề về kiểm soát hoạt động bàng quang ở nữ giới.
Nếu triệu chứng tái lại nhiều lần không ổn định chị nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Cảm ơn chị. Chúc chị nhiều sức khỏe!
Bác sỹ cho hỏi từ hôm qua tới giờ em bị đi tiểu buốt khi gần xong, cảm giác tiểu không hết. Nhờ tư vấn giúp
Chào chị Lý!
Triệu chứng tiểu buốt có thể gặp trong bệnh Viêm đường tiết niệu chị nhé. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý do tổn thương trên niêm mạc đường tiết niệu nguyên nhân do cơ địa nóng trong hoặc nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra, thường có nguy cơ tái phát cao.
Tình trạng này chị nên đi khám và điều trị theo đơn, đồng thời lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt chị nhé
Cần tư vấn thêm chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 vào giờ hành chính.
Cảm ơn chị, chúc chị sức khỏe!
Em bị tiểu rắt. Lâu lâu mới bị mà đợt này kéo dài, em phải đi khám hay sao
Chào Minh !
Bệnh viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra, bệnh thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt , tiểu rắt, tiểu mủ, tiểu máu hoặc màu nước tiểu bất thường…
Em chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Hiện sản phẩm đã được bán ở hầu khắp các nhà thuốc tây, em có thể tham khảo điểm bán tại link sau: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Cần tư vấn thêm, em vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước phí 1800.1723 vào giờ hành chính anh nhé.
Cảm ơn em, chúc em và gia đình nhiều sức khỏe!