Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tiểu nhiều lần, bao gồm thuốc Tây y, thuốc Đông y và các bài thuốc dân gian. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau. Hãy cùng Vương Bảo điểm danh các loại thuốc này và tìm hiểu chi tiết hơn về chúng nhé!
Mục lục
Thuốc Tây y chữa trị tiểu nhiều lần
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả nhanh chóng, phù hợp với nhiều tình trạng bệnh.
Một số nhóm thuốc hoặc loại biệt dược có tác dụng chữa trị tiểu nhiều lần phổ biến hiện nay như:
Nhóm kháng sinh Quinolone
Nhóm kháng sinh Quinolone là kháng sinh tổng hợp, có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm vùng chậu, bệnh lậu và các bệnh lý liên quan đến rối loạn tiểu tiện.
Một số biệt dược nhóm này như:

Nhóm kháng sinh Quinolone thế hệ 2
- Ofloxacine (Oflocet)
- Pefloxacin (Peflacine)
- Norfloxacin (Noroxin)
- Ciprofloxacin (Ciflox)
- Gatifloxacin (Tequin)
Nhóm kháng sinh Quinolone thế hệ 3
- Levofloxacin
- Trovafloxacin
Lưu ý: Người bệnh cần thận trọng khi dùng Quinolone vì nó có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt , ảo giác hoặc dị ứng ngoài da…
Nhóm thuốc kháng Cholinergic
Nhóm thuốc kháng Cholinergic giúp kiểm soát chứng tiểu nhiều lần bằng cách ức chế Acetylcholine – chất truyền tin thần kinh gây co thắt bàng quang quá mức. Nhờ đó, thuốc giúp giảm các triệu chứng tiểu rắt, tiểu són, khó tiểu và tiểu không tự chủ.

Một số biệt dược nhóm thuốc kháng Cholinergic:
- Tolterodine (Detrol)
- Darifenacin (Enablex)
- Oxybutynin (Ditropan XL, Oxytrol)
- Solifenacin (Vesicare)
- Fesoterodine (Toviaz)
- Trospium
Tác dụng phụ: Khô miệng và táo bón là 2 tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng nhóm thuốc kháng Cholinergic.
Thuốc Mirabegron (Myrbetriq)
Mirabegron hoạt động bằng cách làm giãn cơ bàng quang, giúp tăng dung tích chứa nước tiểu và cải thiện khả năng làm trống bàng quang. Nhờ đó, thuốc giúp giảm tần suất đi tiểu, hạn chế tiểu không tự chủ và cải thiện chất lượng sống cho người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB).
Mirabegron thường được chỉ định khi các thuốc kháng Cholinergic không hiệu quả hoặc gây nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, chúng có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Mirabegron chữa trị tiểu nhiều lần hoặc các chứng rối loạn tiểu tiện khác.

Tác dụng phụ: Có thể gặp tình trạng buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, nhức đầu, chóng mặt…
Lưu ý: Thuốc có thể làm tăng huyết áp nên cần được theo dõi khi người bệnh có tiền sử về bệnh huyết áp.
☛ Nhóm thuốc chẹn Alpha-1
Nhóm thuốc này giúp thư giãn cơ cổ bàng quang và cơ xung quanh tuyến tiền liệt, từ đó giảm áp lực lên niệu đạo, cải thiện tình trạng tiểu khó, tiểu nhiều lần và các rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt gây ra.
Thuốc chẹn Alpha 1 thường được sử dụng kết hợp trong phác đồ điều trị phì đại tuyến tiền liệt, đặc biệt ở nam giới trung niên và cao tuổi. Việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ như hạ huyết áp tư thế, chóng mặt hoặc mệt mỏi.

Một số biệt dược thuộc nhóm Alpha 1:
- Flomax (tamsulosin),
- Uroxatral (alfuzosin),
- Hytrin (terazosin),
- Cardura (doxazosin)
- Rapaflo (silodosin).
- …
Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, nghẹt mũi, kích ứng dạ dày…
☛ Thuốc Imipramine (Tofranil)
Imipramine là thuốc chống trầm cảm ba vòng, có tác dụng giãn cơ bàng quang và co cơ cổ bàng quang, giúp bàng quang chứa được nhiều nước tiểu hơn. Nhờ đó, thuốc giúp giảm cảm giác buồn tiểu, hạn chế tình trạng tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm.

Tác dụng phụ:
- Dễ gây buồn ngủ. Thuốc thường dùng trị tiểu nhiều lần vào ban đêm hoặc đái dầm về đêm ở trẻ nhỏ do có tác dụng phụ này.
- Khô miệng
- Mắt mờ hơn
- Có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy
- …
☛ Thuốc Duloxetine (Cymbalta)
Duloxetine là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, được sử dụng chủ yếu trong điều trị trầm cảm và lo âu. Ngoài ra, thuốc còn giúp giãn mở cơ vòng niệu đạo, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són, đặc biệt ở phụ nữ.
Tác dụng phụ: thường gặp phải buồn nôn, miệng khô, người mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không ngon giấc…
Bài thuốc Đông y chữa trị tiểu nhiều lần
Theo Đông y, chứng tiểu nhiều lần thường liên quan đến rối loạn chức năng thận, bàng quang hoặc do khí huyết suy yếu. Việc sử dụng các bài thuốc Đông y giúp điều hòa cơ thể, cải thiện chức năng tạng phủ, từ đó giảm triệu chứng tiểu nhiều lần một cách tự nhiên và an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được áp dụng phổ biến trong điều trị tình trạng này.
Bài thuốc trị tiểu nhiều lần cả ngày và đêm
Chuẩn bị: Kim anh tử, Thỏ ti tử, Ích trí nhân, Khiếm thực, Phá cố chỉ mỗi vị 12g; Tiểu hồi hương 5g; Xà sàng 8g; Cam thảo 3g.
Cách làm:
- Cho các nguyên liệu vào bình hãm với 1 lit nước sôi nóng.
- Hãm khoảng 30 – 60 phút thì chắt dùng uống trực tiếp.
- Ngày hãm 2 – 3 lần tới khi nước thuốc nhạt thì thôi.
- Dùng nước thuốc uống thay nước lọc, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị tiểu nhiều lần, giúp bổ thận, bổ khí
Chuẩn bị: Bạch truật, Thục địa, Ngũ gia bì, Phòng sâm, Khiếm thực, Sơn thù mỗi vị 12g; Bạch linh, Thỏ ti tử, Trạch tả mỗi vị 10g; Tang diệp (lá dâu tằm): 16g.
Cách làm:
- Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 3 bát nước con đến khi nước cạn còn khoảng 1 bát thì ngừng, chắt nước thuốc ra một tô lớn.
- Tiếp tục sắc lần 2 và 3 (giống lần đầu). Nước thuốc được trộn lại với nhau.
- Chia uống 3 lần trong ngày, sau ăn 30 phút.
Bài thuốc trị tiểu nhiều lần do bàng quang, thận bị hư hàn
Chuẩn bị: Sơn dược (củ mài), Ô dược, Ích trí nhân mỗi vị 250g.
Cách làm:
- Cho các vị thuốc vào tán nhỏ thành dạng bột rồi trộn đều.
- Bỏ vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp bảo quản ở nơi mát, khô thoáng.
Cách dùng:
- Lấy 8g hỗn hợp thuốc bột pha với nước ấm, uống trực tiếp.
- Ngày uống 2 – 3 lần sau ăn.

Bài thuốc từ đảng sâm, tang phiêu tiêu, ích trí nhân,…
Chuẩn bị: Đảng sâm, Tang phiêu tiêu, Phá cố chỉ mỗi vị 90g; Ích trí nhân, Ba kích, Thỏ ti tử mỗi vị 60g.
Cách làm:
- Nghiền nhỏ tất cả các vị thuốc thành bột mịn, trộn đều.
- Chia bột thuốc thu được thành 10 phần. Mỗi ngày dùng 1 phần chia uống trong 3 lần, sau ăn.
Phương thuốc trị tiểu nhiều lần từ dân gian
Trong dân gian cũng có nhiều loại thực phẩm được coi “vị thuốc tự nhiên” có tác dụng trị tiểu nhiều lần hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo như:
Uống râu ngô, mã đề
Bài thuốc này không chỉ giúp trị tiểu nhiều lần mà còn có tác dụng với các trường hợp nóng trong dẫn đến rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu, bí tiểu, iểu không hết, tiểu nhỏ giọt, són tiểu…
Chuẩn bị: Râu ngô, Mã đề mỗi vị 50g; Cỏ mần trầu, Kim tiền thảo mỗi vị 30g.
Cách làm:
- Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi đun với 1,5 lit nước.
- Nước sôi hạ nhỏ lửa và đun thêm 20 phút.
- Chắt nước sắc ra bát, mỗi ngày dùng 1 thang thay nước lọc.
Trị tiểu nhiều lần bằng câu kỷ tử
Chuẩn bị: 15g câu kỷ tử.
Cách làm:
- Cho câu kỷ tử vào sắc với 600ml nước sạch.
- Nước sôi hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 phút
- Chia nước sắc thành nhiều lần, uống hết trong ngày.

☛ Sử dụng giá đỗ
Chuẩn bị: 500g giá đỗ tươi, 1 muỗng cafe đường trắng.
Cách làm:
- Giá đỗ rửa sạch, luộc chín với 1 lit nước, cho đường trắng vào khuấy đều.
- Chia giá đỗ và nước luộc thành nhiều phần, dùng hết trong ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa trị tiểu nhiều lần
Việc sử dụng thuốc để điều trị chứng tiểu nhiều lần cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Đối với việc dùng các loại thuốc Tây y:
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc mà cần có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Tuân thủ đúng liều lượng, không tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự hướng dẫn của chuyên gia.
- Theo dõi các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Đối với các bài thuốc Đông y:
- Dù thuốc Đông y ít tác dụng phụ hơn nhưng vẫn cần có sự tư vấn từ thầy thuốc trước khi dùng.
- Kiên trì điều trị trong thời gian nhất định vì thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y.
- Đảm bảo nguồn gốc và chất lượng dược liệu để tránh nguy cơ dùng phải thuốc kém chất lượng.
Đối với các bài thuốc dân gian:
- Các bài thuốc dân gian thường chỉ có tác dụng hỗ trợ, phù hợp với trường hợp tiểu nhiều lần do nóng trong hoặc nguyên nhân không phải bệnh lý.
- Nếu tình trạng tiểu nhiều lần kéo dài hoặc không thuyên giảm, cần đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh:
- Uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày), hạn chế uống nước sau 21h để tránh tiểu đêm.
- Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm mát và hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia, nước có gas.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng.
Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục chứng tiểu nhiều lần ở nam giới
Nếu bạn đang gặp tình trạng tiểu nhiều lần do u xơ tiền liệt tuyến hoặc rối loạn tiểu tiện do tuổi tác, hãy cân nhắc sử dụng Vương Bảo.
Với các thành phần chính gồm: Náng hoa trắng, Ngải Nhật, Sài hồ nam, Hải trung Kim, Lá hoa ban… Vương Bảo có khả năng mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc:
- Cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện: Giúp giảm tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của u xơ tuyến tiền liệt: Giúp giảm kích thước khối u và cải thiện chức năng tiểu tiện.
Công dụng của Vương Bảo đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW và nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn khách hàng trên khắp cả nước.
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Tổng kết
Có nhiều loại thuốc trị tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, để thuốc đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, trước hết bạn cần đi khám để xác định được nguyên nhân bệnh của mình và trong quá trình điều trị, cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đã đề ra.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về Vương Bảo, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên tổng đài 1800.1258 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
Cháu bị tiểu nhiều lần và tiểu k hết nó còn ra 1 ít lên quần rất khó chịu ạ cháu định dùng giá đậu xanh luộc lên uống vs đương. Biện pháp này có tốt và hiểu quả k thưa bác sĩ
Chào anh Thông,
Tiểu nhiều lần ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt. Nếu các triệu chứng trên kéo dài thường xuyên và kèm theo các triệu chứng bất thường như tiểu buốt, rắt, tiểu không hết hay màu nước tiểu bất thường, anh nên đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Trong trường hợp bị viêm đường tiết niệu, nguyên nhân chủ yếu thường do yếu tố nhiễm khuẩn và cơ địa nóng trong gây ra, anh có thể kết hợp bổ sung nhiều nước mát, hoặc bài thuốc giá đỗ xanh và đường trắng để làm mát cơ thể, giúp tình trạng bệnh sớm ổn định được anh nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn giúp anh về trường hợp của mình và hướng dẫn anh các phương pháp kết hợp, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Tôi mắc chứng đi tiểu nhiều lần do uống có ít nước hoặc có khi chỉ uống một hộp sữa thôi cứ đi xong một lúc lại buồn đi tiếp. Xin hỏi bác sĩ cần chữa ntn ạ?
Chào chị Hồng,
Tiểu nhiều lần ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu. Trong trường hợp thói quen hình thành hoặc bàng quang kích thích, co bóp bất thường cũng có thể gây các triệu chứng tương tự. Hiện các triệu chứng chị cung cấp vẫn chưa điển hình, chị nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị sức khỏe!
moi lan uong nhieu nuoc hay uong bia nhieu e co hien tuong di tieu nhieu ,tieu ran,tieu buot tieu xong la buon tieu tiep kho chiu xin hoi bsi nhu vay e bi benh gi ak,cam o bsi
Em bị đi tiêu nhiều lân trong ngày.đêm cung vây.tiêu ít và ko tự chủ.mỗi lần đi tiểu phải dặn mơi đc. Em quan hệ tinh duc rât kem.va hay bị mỏi lưng.xin bac sĩ cho lời khuyên ạ
thưa bác sĩ cháu đi tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu ít. vậy nguyên nhân là do đâu ạ
Chào chị Lan,
Tiểu nhiều lần ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp trong các bệnh lý liên quan hệ thận tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bàng quang kích thích… Đôi cũng có thể do thói quen hình thành, yếu tố tâm lý, tuổi tác cũng có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Với trường hợp của chị, các triệu chứng chị đang gặp phải vẫn chưa điển hình để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, do đó chị nên sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp chị nhé!
Chúc chị và gia đình sức khỏe!