Ngày nay việc sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện sức khỏe đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người, bao gồm cả người bệnh đái rắt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tổng hợp những bài thuốc trị đái rắt hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây đái rắt
Đái rắt không phải bệnh lý mà là rối loạn tiểu tiện. Người bị đái rắt sẽ đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, thậm chí không có. Nhiều trường hợp còn bị són tiểu, gây bất tiện và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân gây đái rắt có thể bao gồm:
Nguyên nhân sinh lý
- Do phụ nữ mang thai: Thai nhi ngày càng lớn, tạo áp lực lên bàng quang, khiến cho nước tiểu dễ bị rò rỉ ra ngoài hơn.
- Do tuổi tác: Quá trình lão hóa có thể khiến cơ bàng quang trở nên kém đàn hồi, giảm khả năng chứa đựng nước tiểu, dẫn đến tiểu rắt.
- Do thường xuyên bị stress: Stress, căng thẳng quá mức có thể khiến chức năng của hệ thần kinh bị rối loạn. Điều này khiến các dây thần kinh đến bàng quang không tiếp nhận được tín hiệu kiểm soát từ vùng dưới đồi, gây tiểu rắt, tiểu són.
- Do chế độ ăn uống: Thường xuyên tiêu thụ đồ cay nóng, dầu mỡ, rượu bia, đồ uống lợi tiểu và trái cây họ cam có thể kích thích bàng quang, làm tăng tần suất đi tiểu.
Nguyên nhân bệnh lý
- U xơ tuyến tiền liệt: Bệnh thường gặp ở nam giới trung niên, khối u xơ phát triển chèn ép đường tiểu và bàng quang, gây rối loạn tiểu tiện, trong đó có đái rắt.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chủ yếu xảy ra ở nữ giới do niệu đạo ngắn, lỗ niệu đạo cũng nằm gần hậu khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong đường tiết niệu, di chuyển lên bàng quang và kích thích cơ quan này, gây tiểu rắt.
- Bàng quang tăng hoạt: Đây là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiểu tiện, bao gồm tiểu rắt. Bàng quang co bóp đột ngột, nước tiểu dễ bị rò rỉ ra bên ngoài.
- Tiểu đường: Ở người bệnh tiểu đường, cơ thể cố gắng đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu nên có thể làm xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần bất thường.
- Bệnh liên quan đến thần kinh: Hệ thống thần kinh có vai trò điều khiển hoạt động của bàng quang. Khi chúng gặp vấn đề, việc kiểm soát bàng quang sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tiểu rắt.
Bài thuốc chữa bệnh đái rắt trong dân gian hiệu quả
Các bài thuốc chữa bệnh dân gian thường được nhiều người ưa chuộng do nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ và đặc biệt an toàm. Dưới đây là một số bài thuốc chữa đái rắt thường được áp dụng
Chữa đái rắt bằng rau má
Rau má được biết đến với tác dụng lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng diệt khuẩn và giúp lợi tiểu nên được sử dụng để chữa chứng đái rắt rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 300g ráu má tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau má, để ráo nước.
- Xay nhuyễn với 300ml nước lọc.
- Lọc lấy nước, có thể thêm đường tùy khẩu vị.
- Uống 2 cốc/ngày vào buổi sáng và tối.
Sử dụng giá đỗ
Giá đỗ chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có thể giúp cải thiện tình trạng đái rắt, đồng thời cũng nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.
Nguyên liệu: 500g giá đỗ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch giá đỗ, loại bỏ bụi bẩn.
- Luộc với 1 lít nước sạch.
- Lọc lấy nước uống, có thể thêm đường tùy khẩu vị.
- Uống thay nước hàng ngày, tránh uống quá nhiều vào buổi tối để hạn chế tiểu đêm.
Sử dụng rau mồng tơi
Rau mồng tơi là loại ra có tính lạnh, vị ngọt có tác dụng giải độc, nhuận tràng. Không chỉ được sử dụng trong việc điều trị đái rắt, loại rau này còn giúp nhiều người cải thiện tiểu đường, mỡ máu,…
Nguyên liệu: 500g mồng tơi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau mồng tơi, để ráo nước.
- Đun sôi với 500ml nước, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút.
- Lọc lấy nước uống hàng ngày.
Sử dụng sắn dây
Sắn dây có tính mát, vị ngọt, đi vào kinh phế, tì và bàng quang. Sắn dây thường được sử dụng để thanh nhiệt, trị tiểu đường, thông đường tiết niệu và cải thiện tình trạng đái rắt.
Nguyên liệu: 1 củ sắn dây.
Cách thực hiện:
- Sắn dây gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
- Thái lát mỏng, phơi khô rồi đem nghiền thành bột mịn.
- Mỗi lần dùng 10g bột pha với nước uống hàng ngày.
Sử dụng bí xanh
Theo Đông y, bí xanh có vị ngọt, tính mát, không độc, quy vào Can và Thận. Không chỉ có tác dụng trị tiểu rắt, bí xanh còn có khả năng cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, hỗ trợ tim mạch.
Nguyên liệu: 300g bí xanh.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ, bỏ ruột bí xanh, cắt thành miếng nhỏ.
- Cho vào máy xay cùng 200ml nước lọc, xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước, có thể thêm chút đường hoặc muối tùy khẩu vị.
- Uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
Sử dụng râu ngô
Râu ngô có tác dụng lợi tiểu và thanh niệu. Do đó người bị chứng đái rắt có tể sử dụng râu ngô để hỗ trợ, kiểm soát chứng đái rắt rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 10g râu ngô tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch râu ngô.
- Đun sôi với 200ml nước trong 30 phút.
- Chắt nước ra bình, để nguội.
- Uống trong ngày, nên uống trước bữa ăn 3 – 4 tiếng.
Những lưu ý khi chữa đãi rắt bằng bài thuốc dân gian
Khi bị chứng đái rắt, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp đẩy lùi tình trạng này rất hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý cho những người mắc phải chứng đái dắt:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, uống từ 2-2.5 lít nước.
- Không nín nhịn đi tiểu quá lâu, nên đi ngay khi có cảm giác buồn tiểu.
- Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa vitamin C và dồi dào chất chống oxy hóa.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng và đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
- Chứng đái rắt nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thận, vì vậy khi có triệu chứng này bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Vuongbao.vn
Chào bác sĩ, tôi bị tiểu són, có cách nào trị hết k